Thứ Hai, 01/02/2010 08:58

Chần chừ đóng cửa đại lý

Chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến thời hạn cuối cùng (ngày 10/4/2010) các công ty chứng khoán phải hoàn tất việc đóng cửa đại lý nhận lệnh. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh vấn đề này.

Theo ông Nhữ Đình Hoà, Phó tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Bảo Việt, việc buộc phải đóng cửa đại lý nhận lệnh sẽ gây nhiều xáo trộn trong hoạt động của các công ty chứng khoán. Dưới góc độ pháp lý, quy định này là không phù hợp (theo Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải được tự chủ kinh doanh, chủ động mở rộng quy mô…).

“Việc cấm công ty chứng khoán nói riêng và doanh nghiệp nói chung thành lập và duy trì hoạt động đại lý nhận lệnh là hạn chế quyền kinh doanh, hạn chế việc lựa chọn hình thức kinh doanh của doanh nghiệp”, ông Hoà nói.

Thời gian qua, một số công ty chứng khoán đã chủ động đóng cửa đại lý nhận lệnh, do thời điểm thị trường đi xuống, kinh doanh khó khăn, nên phải co hẹp mạng lưới, nhằm tiết giảm chi phí. Trong khi đó, một số công ty chứng khoán vẫn muốn duy trì hệ thống đại lý nhận lệnh, lại “lách” quy định bằng cách nâng cấp các đại lý nhận lệnh thành các phòng giao dịch, hoặc chi nhánh công ty.

Tuy nhiên, việc buộc phải chuyển đại lý nhận lệnh thành phòng giao dịch, hoặc chi nhánh cũng gây tốn kém, khiến bộ máy cồng kềnh do phải thành lập bộ phận kế toán hành chính, phải đầu tư trụ sở và hệ thống trang thiết bị… Ngoài ra, hồ sơ thủ tục để thành lập phòng giao dịch, hoặc chi nhánh cũng phức tạp hơn nhiều so với việc thành lập đại lý nhận lệnh.

Trước đây, trong giai đoạn thị trường tăng nóng (năm 2007), nhu cầu đầu tư chứng khoán của công chúng gia tăng mạnh, các công ty chứng khoán đã có một làn sóng thành lập đại lý nhận lệnh. Tuy nhiên, sau đó, cơ quan quản lý đã tỏ ra lo ngại về sự an toàn trong hoạt động của đại lý nhận lệnh. Cuối năm 2008, Bộ Tài chính đã ra quyết định yêu cầu các công ty chứng khoán phải đóng cửa toàn bộ các đại lý nhận lệnh và thời hạn chót để thực hiện việc này là ngày 10/4/2010.

Mặc dù vậy, nhiều ý kiến cho rằng, việc buộc phải đóng cửa đại lý nhận lệnh là quá “chặt”, vì nếu quản lý tốt, các đại lý nhận lệnh có vai trò không nhỏ đối với sự phát triển của thị trường.

Qua hệ thống này, các công ty chứng khoán có thể mở rộng mạng lưới rộng khắp các ngõ ngách, kể cả tại các tỉnh lẻ, giúp người dân có điều kiện tiếp cận dễ hơn với thị trường chứng khoán. Hơn nữa, với tính chất khá linh hoạt, dễ mở và cũng dễ đóng, đại lý nhận lệnh cũng rất linh động theo sự phát triển của thị trường. Điều này giúp công ty chứng khoán ứng phó linh hoạt với tình hình thị trường.

Theo ông Nhữ Đình Hoà, để giải quyết sự xung đột về mặt quản lý và quyền kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan quản lý nên có giải pháp vẫn cho phép duy trì đại lý nhận lệnh, nhưng quy định chặt chẽ hơn. Theo đó, nếu vi phạm, sẽ phải xử phạt công khai, nghiêm khắc. Ngoài ra, cũng có thể áp dụng mô hình mới hơn, chẳng hạn như các tổ chức môi giới, tổ chức này chỉ được thực hiện chức năng duy nhất là nhận lệnh của nhà đầu tư và phải có cam kết ràng buộc giữa tổ chức môi giới và công ty chứng khoán.

Chí Tín

ĐẦU TƯ

Các tin tức khác

>   Thận trọng trước kiểu giao dịch “lạ”! (01/02/2010)

>   Niêm yết chứng khoán ở nước ngoài, còn thiếu hướng dẫn  (31/01/2010)

>   “Thị trường chứng khoán sẽ khả quan” (31/01/2010)

>   4 DN sàn HNX thông báo họp ĐHĐCĐ thường niên 2010 (31/01/2010)

>   TTCK trước Tết: Liệu có đáy mới? (31/01/2010)

>   Thoái vốn để huy động thêm vốn (30/01/2010)

>   SHI ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với EVN (29/01/2010)

>   Thêm 6 công ty sàn HOSE chốt danh sách tham dự ĐHCĐ 2010 (29/01/2010)

>   Đóng cửa đại lý nhận lệnh: Công ty chứng khoán…”Câu giờ” (29/01/2010)

>   Chờ... (29/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật