Thứ Sáu, 08/01/2010 17:01

5 thách thức cho thập kỷ mới

Theo Giám đốc điều hành thứ nhất của IMF John Lipsky, quy mô và phạm vi chưa từng có của các biện pháp chống khủng hoảng được thực hiện trong năm qua và mức độ chưa từng có của sự phối hợp chính sách đa phương trong việc thiết kế và triển khai thực hiện các biện pháp này dường như đã thành công trong việc ngăn chặn một cuộc suy thoái lớn trong lịch sử.

Những triển vọng sáng sủa được minh chứng trong các dữ liệu kinh tế, trong hoạt động thị trường tài chính, và trong việc nâng mức điều chỉnh đối với các dự báo kinh tế.

Mức độ lạc quan về triển vọng tăng trưởng trong ngắn hạn ở các nước có nền kinh tế phát triển đã cao hơn so với hiện nay.

Tuy nhiên, đây không phải là cuộc suy thoái bình thường, và lý do để thận trọng về triển vọng kinh tế vẫn rất lớn cho thấy một sự phục hồi khiêm tốn ở các nền kinh tế phát triển.Tại nhiều nước, tỷ lệ thất nghiệp cao cùng với sự tăng trưởng thu nhập thấp đang hạn chế sự tăng trưởng trong việc tiêu thụ hàng hoá. Các điều kiện tài chính đã được cải thiện, nhưng trong nhiều vấn đề thì còn khá lâu nữa mới được trở lại như bình thường. Thua lỗ tín dụng vẫn còn diễn ra trong một số lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh doanh bất động sản.

Theo ông John Lipsky, trong tương lai, thập kỷ mới này báo hiệu ít nhất 5 thách thức chính.

Thách thức đầu tiên là phải đảm bảo sự phục hồi, bằng cách bảo đảm rằng chính sách của các nền kinh tế trọng điểm vẫn còn thích hợp để hỗ trợ cho sự phát triển.

Cụ thể, các chương trình kích thích kinh tế của các nước phát triển trong năm 2010 nên được thực hiện đầy đủ, thậm chí ngay cả khi các nước đã đặt ra các quy định về việc hạn chế chi tiêu và nợ đến mức bền vững. Trong một vài quý tới, việc đảm bảo một nền kinh tế thế giới phát triển mạnh mẽ đòi hỏi mô hình phát triển mới, bao gồm việc tái cân bằng các nguồn tăng trưởng tại hầu hết các nước có nền kinh tế lớn.

Thách thức thứ hai là phải bảo vệ những nước nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất do bị tác động của sự suy thoái cũng như phải khôi phục sự tăng trưởng ở các nước có thu nhập thấp. Trong giai đoạn 2003-06, châu Phi cận Sahara đã đạt được sự phát triển nhanh nhất kể từ khi IMF được thành lập, góp phần làm tăng thu nhập bình quân đầu người tại đây. Trong khi việc duy trì tốc độ tăng trưởng tại các nền kinh tế tiên tiến sẽ đóng góp đáng kể cho triển vọng tăng trưởng của các nước có thu nhập thấp, thì việc mở rộng hỗ trợ trực tiếp được cung cấp thông qua các sáng kiến khác nhau, bao gồm các điều kiện vay mới của IMF đối với các nước có thu nhập thấp và các nguồn cho vay được tăng mạnh, cũng sẽ góp phần hỗ trợ thêm cho vấn đề này.

Thách thức thứ ba là cải cách khu vực tài chính, với 3 mục tiêu là làm cho khu vực này hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mất ổn định trong tương lai, và phải tính toán lại các chi phí tiềm ẩn từ các khủng hoảng tài chính có thể phát sinh.

Thách thức thứ tư là tái cơ cấu và cải cách việc quản trị của các tổ chức tài chính quốc tế trọng yếu. Sự hoạt động của các nhà lãnh đạo G-20 là một bước quan trọng trọng lĩnh vực này. Các nhà lãnh đạo này cũng đã vạch ra một số mục tiêu cụ thể cho việc cải cách quản trị của IMF.

Có một thách thức thứ năm, và nó sẽ là nguồn gốc của các cuộc tranh luận căng thẳng trong các quý tới, mà cũng có thể là trong các năm tới. Sự thành công về kinh tế trong những năm 80 và 90 đã khuyến khích các nhà hoạch định chính sách và học giả đều nghĩ rằng khuôn khổ của luật hiện hành dựa trên các chính sách sẽ chứng minh được sự bền vững của nó. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng này đã trở thành câu hỏi không chỉ đối với các tổ chức, mà còn là nền tảng trí tuệ cho các quan điểm hiện tại về chính sách kinh tế và tài chính.

Vì vậy, trong những tháng tới, qua các cuộc hội nghị, hội thảo chúng ta sẽ cố gắng tìm ra các bài học từ cuộc khủng hoảng, để nhằm hình thành một sự đồng thuận trong các chính sách mới.

Mỹ Hương

SBV

Các tin tức khác

>   Châu Á xem lại chính sách khi kinh tế hồi phục (08/01/2010)

>   Triển vọng kinh tế thế giới năm 2010 (07/01/2010)

>   Châu Á thảo luận những bài học từ khủng hoảng (07/01/2010)

>   Hai thế giới, hai cách cảm nhận (07/01/2010)

>   Xung quanh kế hoạch cắt giảm hỗ trợ kinh tế của Mỹ (07/01/2010)

>   Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính của thập kỷ trước (07/01/2010)

>   ADP: Lĩnh vực tư nhân Mỹ cắt giảm 84,000 việc làm trong Tháng 12 (06/01/2010)

>   AirAsia bắt tay với Jetstar Airways (06/01/2010)

>   Những nguy cơ tiềm ẩn tại châu Á trong năm 2010 (06/01/2010)

>   Thế giới hậu khủng hoảng- Bứt phá từ nhóm kinh tế mới (06/01/2010)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật