Thứ Ba, 22/12/2009 11:28

Bí ẩn dòng tiền

Sau bài viết “Minh bạch dòng tiền, tại sao không?” đăng trên ĐTCK , ĐTCK đã nhận được nhiều phản hồi, trong đó một số ý kiến cho rằng, cơ quan quản lý vẫn chưa làm hết trách nhiệm của mình. Chuyện minh bạch dòng tiền, NĐT có lẽ còn phải chờ lâu…

Minh bạch dòng tiền, tại sao không?

Xung quanh câu chuyện minh bạch hóa dòng tiền trên TTCK, nhiều lãnh đạo CTCK cho rằng, bản thân mỗi CTCK thông thường chỉ biết được số dư tài khoản tiền của khách hàng nếu họ quản lý tiền dưới dạng tài khoản tổng (tức là tiền gửi của NĐT được gửi tại ngân hàng thông qua 1 tài khoản tổng). Trường hợp khách hàng gửi trực tiếp tiền gửi tại tài khoản ngân hàng, CTCK chỉ có thể truy xuất số dư khi có giao dịch phát sinh, việc biết số dư tiền gửi bao nhiêu là rất khó. Chưa kể, thời gian gần đây, các CTCK áp dụng thời gian nộp tiền T+ cho khách hàng khi giao dịch chứng khoán (nộp sau 1 - 2 ngày khi lệnh được khớp). Việc kiểm soát được dòng tiền trên thị trường càng khó, nhất là khi lượng khách “VIP”, những người không phải nộp sẵn tiền trong tài khoản trước khi giao dịch là những NĐT đóng vai trò quan trọng trên thị trường.

Tuy nhiên, theo những NĐT sử dụng dịch vụ giao dịch trực tuyến (qua Internet), dù đã có nhiều CTCK thực hiện tách tài khoản tiền của NĐT, nhưng chỉ cần truy cập vào tài khoản, phần tổng hợp tài sản của khách hàng tại mọi thời điểm, số dư tiền, số dư chứng khoán vẫn được hiển thị. Việc cộng dồn để biết số dư dòng tiền trên TTCK không phải là việc khó làm. Vấn đề là, cơ quan quản lý có thực sự muốn làm công tác tổng hợp hay không?

Một ý kiến từ TTCK cho rằng, giá như cơ quan quản lý vẫn cho phép CTCK quản lý tiền của khách hàng, nhưng phát huy công tác giám sát chặt chẽ thì việc minh bạch hóa số dư dòng tiền đâu phải khó. Về tỷ lệ tiền mặt của các quỹ đầu tư, đây cũng không phải là việc ngoài tầm với, vì thực tế, tháng nào các công ty quản lý quỹ cũng phải nộp báo cáo về Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Trong quá khứ, đã vài lần thị trường hãm được đà giảm điểm khi báo chí đăng tải các ước tính sơ bộ về số dư tiền gửi của NĐT.

Về công bố công khai dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán, giá trị chứng khoán repo hoặc sắp tới là dư nợ vay giao dịch ký quỹ, theo ý kiến của nhiều thành viên trên thị trường, có vẻ UBCK vẫn đứng “bên lề”, nhất là khi chưa có sự phối hợp giữa Ngân hàng Nhà nước, UBCK, ngân hàng và CTCK. Vừa qua, trả lời thắc mắc của độc giả, một lãnh đạo UBCK cho rằng, công bố các thông tin này là cần thiết, nhưng để làm được điều đó thì còn phải chờ, chờ khi nào có được sự hợp tác giữa các bên tốt hơn. Có lẽ, đây là lý do khiến ngày càng nhiều người có cảm nhận rằng vai trò cầm trịch thị trường của cơ quan quản lý vẫn mờ nhạt và thụ động.

Không hiểu có phải vì chờ thông tin chính thống lâu quá, nên một số đối tượng đang cung cấp thông tin về dòng tiền ra thị trường (chẳng biết số liệu chính xác đến đâu), vừa đáp ứng nhu cầu cần thông tin của NĐT, vừa tranh thủ đạt được mục đích của mình?               

Hoàng Hương

Đầu tư chứng khoán

Các tin tức khác

>   Đằng sau cú đảo chiều ngoạn mục (22/12/2009)

>   OTC tăng, thanh khoản vẫn ở mức thấp (22/12/2009)

>   Bất ngờ khối ngoại bán ròng (22/12/2009)

>   UPCoM-Index giảm nhẹ 0,32 điểm (21/12/2009)

>   OTC: Giá bèo không ai bán (20/12/2009)

>   Nhường bước cho nhóm siêu VIP gom hàng “lạnh” (20/12/2009)

>   “Cổ phiếu vua” trở lại? (19/12/2009)

>   UPCoM-Index tăng cùng niêm yết  (18/12/2009)

>   Thêm 2 công ty giao dịch trên UPCoM (17/12/2009)

>   UPCoM-Index giảm còn 54,37 điểm  (17/12/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật