Thứ Hai, 02/11/2009 15:32

“Yếu” và “mạnh”

Báo Le Figaro mới đây đăng một bài viết nhằm can gián ông Jean - Claude Trichet, chủ tịch Ngân hàng châu Âu (ECB), là đừng nên tỏ ra tự hào về một đồng euro mạnh, đừng tự hài lòng về việc đồng đôla từ đầu năm đến nay đã sụt giảm 20% so với đồng euro đến độ ECB chẳng mảy may lo lắng trong khi người Nga, người Saudi Arabia hay người Nam Mỹ đang phải điên đầu khi bán các tài nguyên của mình bằng đồng đôla..

Theo báo này, “đồng euro không là đồng tiền mạnh, nó chỉ cao giá thôi”. Cần tỉnh táo nhận ra việc duy trì một đồng đôla yếu là nằm trong lợi ích của Mỹ. Một là Tổng thống Obama chỉ có một mục tiêu duy nhất cho nền kinh tế Mỹ: phải nhanh chóng tạo ra việc làm.

Với một đồng đôla yếu, thậm chí rất yếu, sức cạnh tranh của hàng hóa Mỹ trong năm qua lại tăng lên 20%. Điều này kích thích lượng hàng hóa bán ra và các xí nghiệp Mỹ duy trì được hoạt động vào thời điểm các nền kinh tế đều đang khủng hoảng.

Hai là, từ lâu người Mỹ hiểu rõ toàn cầu hóa đã làm thay đổi sâu xa mối quan hệ tư bản - lao động. Sự xuất hiện trên thị trường việc làm quốc tế của 1,5 tỉ người Trung Quốc và Ấn Độ với mức lương 2 USD/ngày đã làm đảo lộn các phương trình kinh tế. Khi làm giảm sút đồng đôla cũng là giảm giá công lao động tại chỗ.

Rồi đây trong những tháng tới rất nhiều xí nghiệp của Mỹ trước đây đã chuyển các nhà máy sang Ấn Độ, Trung Quốc, Bangladesh, thậm chí Mexico sẽ lại quy cố hương, nơi mà giá thành sản phẩm (tiền công và cả vận chuyển) sẽ tương đương với giá thành mà họ có được ở Tứ Xuyên hay Bangalore. Nhân danh 500 triệu người tiêu dùng và 16 triệu người thất nghiệp toàn châu Âu, những nạn nhân của cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay, bài báo kết luận: “Để cứu đồng euro, chỉ có mỗi một cách: nhanh chóng hạ giá nó”.

Trung Quốc trước và nay vẫn luôn duy trì một đồng nhân dân tệ yếu so với đồng đôla. Với một đồng tiền “yếu” so với đồng đôla, năm nay tăng trưởng của Trung Quốc dự báo sẽ vượt mức 8%.

Thế nào là một quốc gia mạnh?

Người Trung Quốc đã tự đặt ra câu hỏi và tự trả lời. Theo một cuộc thăm dò năm 2007, tỉ lệ người Trung Quốc cho rằng Trung Quốc là một quốc gia mạnh trên thế giới đã giảm: 18,4% cho là mạnh so với 19,7% vào năm 2006, còn 55,72% cho là chưa mạnh so với 50,2% vào năm 2006.

Bình luận về kết quả này, giáo sư Diêm Học Thông - giám đốc Viện các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Thanh Hoa - cho rằng ngày càng nhiều người Trung Quốc hiểu rằng sức mạnh kinh tế không nhất thiết đồng nghĩa là sức mạnh quốc gia.

Cùng lúc ấy, người ta lại ghi nhận một tỉ lệ tăng khác: 52,46% người được hỏi cho rằng nạn tham nhũng của một bộ phận quan chức nhà nước đang càng lúc càng làm tổn hại đến hình ảnh quốc tế của Trung Quốc, trong khi năm 2006, nạn buôn lậu chiếm vị trí hàng đầu, còn tham nhũng chỉ chiếm vị trí thứ hai.

Nhật báo Giải Phóng của Trung Quốc cho rằng những kết quả này xem ra mâu thuẫn nhau, nhưng thật ra lại liên quan chặt chẽ với nhau. Để chấm dứt tham nhũng, vốn làm tê liệt sức sống của một dân tộc và một quốc gia, vấn đề phải đi tìm con đường chữa trị không bằng biết nắm lấy con đường đã có, tức là để cho dân làm chủ, là trao cho dân quyền kiểm soát quyền lực thật sự. Điều này dẫn đến một kết luận: để đất nước trở nên mạnh thì phải xóa bỏ tham nhũng và để làm được điều này thì phải đảm bảo các quyền của công dân.

Tờ báo này mượn ý của vị giáo sư và nhấn mạnh: “Các quyền của công dân là cái hồn của một nước. Một khi các quyền của công dân được phát triển đầy đủ và được bảo vệ, nước mới có hồn và chính quyền vốn là cái đầu của nước mới có thể hành động mà không phạm sai lầm. Khi đó, toàn bộ cơ thể ấy được tạo nên bởi hệ thống xã hội (cột sống), các thành quả kinh tế (chất béo) và quân đội (cơ bắp) mới có thể hoạt động. Và khi đó nước mới trở nên mạnh”.

TRUNG NGUYỄN

TUỔI TRẺ

Các tin tức khác

>   Soros: Cần có một hệ thống kinh tế mới (01/11/2009)

>   Nhật Bản rút bớt biện pháp kích thích kinh tế (01/11/2009)

>   Trung Quốc muốn các nước không vội gỡ bỏ kích cầu (01/11/2009)

>   Obama: Nền kinh tế Mỹ "đang đi đúng hướng" (01/11/2009)

>   2 điều hiểu lầm về thị trường Trung Quốc (31/10/2009)

>   Vật lộn kiếm sống trong một nền kinh tế đang hồi phục (31/10/2009)

>   3.5% tăng trưởng GDP của Mỹ nói lên điều gì? (30/10/2009)

>   IMF mạnh tay nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á  (29/10/2009)

>   GDP Mỹ tăng trưởng vượt dự báo với tốc độ 3.5% (29/10/2009)

>   Kinh tế Mỹ đã thực sự khả quan hơn? (29/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật