Thứ Sáu, 30/10/2009 12:20

3.5% tăng trưởng GDP của Mỹ nói lên điều gì?

(Vietstock) – GDP quý 3 của Mỹ tăng trưởng 3.5% so với quý 2, đánh dấu quý tăng trưởng đầu tiên của nền kinh tế lớn nhất thế giới này trong vòng một năm qua. Song, đà tăng trưởng GDP hết sức ấn tượng này cho chúng ta thấy điều gỉ?

1. Thiên tài như Goldman Sachs cũng có lúc sai

Một ngày trước khi số liệu GDP và việc làm quan trọng được công bố, các chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Goldman Sachs cảnh báo rằng các số liệu GDP dự đoán là hoàn toàn sai lầm. Bên cạnh đó, ngân hàng này còn giải thích chi tiết vì sao dự đoán này là sai lầm và còn chỉ rõ báo cáo này sẽ thể hiện điều gì.

Vào tối hôm 29/10, chuyên gia Jan Hatzius của Goldman Sachs, người được mệnh danh là “Nhà kinh tế chính xác nhất” của Mỹ dự báo GDP tăng trưởng với tốc độ dưới 2.7%, mức chênh lệch khá xa so với con số thực tế được công bố.

2. Chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền” kích GDP quý 3 tăng cao

Chuyên gia kinh tế Hatzius dự báo GDP quý 3 thấp hơn mong đợi do các công ty cắt giảm hàng tồn kho nhiều hơn kỳ vọng. Điều này là một tin tốt cho quý 4 khi hàng tồn kho có thể sụt giảm ít hơn hoặc thậm chí còn gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế hàng tồn kho lại giảm thấp hơn dự kiến. Điều đó đồng nghĩa với việc tốc độ gia tăng hàng lưu kho trong quý 4 là điều khó có thể xảy ra.

Ngoài ra, chương trình “Đổi xe cũ lấy tiền” đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP quý 3 vì nếu loại trừ sản lượng ô tô, GDP chỉ tăng 1.8% và yếu tố tích cực này sẽ không thể đóng góp cho GDP trong quý 4 hoặc năm tới.

3. Mỹ có thể đã thoát suy thoái, song chưa thể khẳng định rằng kinh tế đã phục hồi

Các số liệu kinh tế như số người thất nghiệp hàng tuần công bố ngày 30/10 đều là số liệu sơ bộ.  Trên thực tế, nhiều số liệu khác bao gồm các phép ngoại suy từ một mẫu khảo sát vẫn còn có hiệu quả khi số liệu chính thức được công bố. Trái lại, GDP là sự ước tính của các cơ quan thống kê Chính phủ, Cục thống kê Kinh tế của Bộ Thương mại với dữ liệu từ nhiều nguồn và hàng loạt phỏng đoán khác. Số liệu này sẽ được điều chỉnh lần một sau khi được công bố một tháng, và được tiếp tục điều chỉnh lần hai vào tháng sau đó, và lần điều chỉnh thứ 3 sẽ diễn ra trong 2 năm tiếp theo. Số liệu cuối cùng có thể sẽ chênh lệch khá nhiều từ 1% đến 6%, và thậm chí còn cao hơn. Điển hình như dự báo tăng trưởng GDP ban đầu trong quý 1/2000 là 5.4%; sau đó đã được điều chỉnh xuống chỉ còn 1.1%. Thậm chí số liệu cuối cùng sẽ bao gồm dự báo và giả định, đặc biệt là bao gồm tỷ lệ lạm phát, vì thế có thể phát sinh thêm một số vấn đề khác.

Thêm vào đó, các câu hỏi thường trực về việc liệu tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, khó khăn tài chính ngày càng nhiều hoặc các nhân tố khác có thể kìm hãm nền kinh tế trong những tháng tới hay không vẫn còn bỏ ngỏ.

4. +3,5% tốt hơn so với -6,4%.

Sau tất cả các cảnh báo, có vẻ như chỉ đúng khi kết luận rằng đà phục hồi còn nhiều hoài nghi 3,5% này dù sao vẫn còn tốt hơn so với việc kinh tế Mỹ rơi tự do đến 6,4% hồi đầu năm nay.

5. Vấn đề quan trọng nằm ở số liệu việc làm

Dân chúng Mỹ không thể “ăn” GDP cũng như không thể dùng GDP để thanh toán các khoản thế chấp. Và tất nhiên mới nảy sinh tất cả những vấn đề được nêu trên, cộng với các câu hỏi liệu GDP có thực sự đo lường được thực lực của nền kinh tế hay không. Vì vậy, các chỉ số kinh tế quan trọng nhất trong thời điểm này có lẽ là số liệu việc làm Tháng 10, dự kiến được công bố Thứ Sáu tuần tới. Nếu số liệu này không còn sụt giảm nữa, thì có lẽ người Mỹ mới có thể thở phào nhẹ nhõm.

Bội Mẫn (Theo Time, CNN)

Các tin tức khác

>   IMF mạnh tay nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á  (29/10/2009)

>   GDP Mỹ tăng trưởng vượt dự báo với tốc độ 3.5% (29/10/2009)

>   Kinh tế Mỹ đã thực sự khả quan hơn? (29/10/2009)

>   Khủng hoảng, cơ hội cho kinh tế Trung Quốc (28/10/2009)

>   Trung Quốc đầu tư nước ngoài tăng 3 lần trong quý III (28/10/2009)

>   Kinh tế Nga thoát suy thoái (27/10/2009)

>   Mỹ nhiều khả năng đã thoát suy thoái trong quý 3 (26/10/2009)

>   Hàn Quốc: GDP Quý 3 tăng trưởng mạnh nhất trong 7.5 năm (26/10/2009)

>   IMF: Châu Á nên tiếp tục chi tiêu (25/10/2009)

>   Khủng hoảng làm Mỹ Latinh thiệt hại hơn 150 tỷ USD (24/10/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật