Vật lộn kiếm sống trong một nền kinh tế đang hồi phục
Mỹ dường như đang chậm chạp ngóp đầu khỏi khủng hoảng, bật lên từ mức suy giảm tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ.
Các số liệu mới được đưa ra ngày thứ 5 (29/10) cho thấy nền kinh tế nước này đã tăng trưởng trong khoảng thời gian từ tháng 7 tới tháng 9. Tuy nhiên, nhiều người Mỹ vẫn còn cảm nhận được dư âm của những tổn thất nặng nề. Cách đây hơn 200 năm, xưởng Slater tại Rhode Island đã góp phần phát động một cuộc cách mạng hóa công nghiệp của Mỹ. Trong nhiều thế kỷ, sản xuất phần lớn tập trung tại các xưởng dệt do đó đã tạo nhiều việc làm cho bang phía Đông Bắc nhỏ bé này. Mặc dù vậy, giờ điều đó đã không còn ý nghĩa gì nữa, Rhode Island hiện tại có tỷ lệ thất nghiệp cao thứ 3 tại nước này, chỉ sau Michigan và Nevada. Theo Bộ lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp tại đây đã tăng tới 13% trong tháng 9.
Điều này không còn ngạc nhiên đối với Jon Polis. Mỗi ngày ông lang thang tìm việc trên chiếc máy tính và qua các tờ báo địa phương. Tám năm làm việc tại một công ty cung cấp thuốc của ông đã kết thúc chỉ trong 8 phút. Ông đã bị sa thải cách đây một năm rưỡi. Hiện tại tiền trợ cấp của ông cũng đã cạn và ông đang phải sống nhờ vào khoản tiền tiết kiệm. Ông nói “Tôi có thể duy trì được đến tháng 3 hay tháng 4 tới. Sau đó, tôi sẽ phải tới gia đình tôi để xin tiền”. Ở cái tuổi 53, đây không phải là cuộc khủng hoảng đầu tiên mà ông từng trải qua nhưng nó lại là cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất.
Khủng hoảng không chỉ ảnh hưởng nặng nề tới những thành viên từng trải hơn trong thị trường lao động mà còn để lại hậu quả lớn cho những người trẻ. Colleen Riley, một sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu hầu hết các ngày của mình với bữa sáng cùng bố mẹ cô. Đó là nghi lễ cô sẽ hưởng thụ nhiều hơn nữa sau khi cô không thể mua căn hộ riêng cho mình và bắt buộc phải trở về nhà. Kể từ khi tốt nghiệp đại học từ tháng 5, cô đã lăn lộn để tìm một công việc làm vào giờ hành chính. Trong tháng 8, cô đã có việc làm ngoài giờ hành chính, 20 tiếng mỗi tuần tại một công ty truyền thông địa phương. Tuy nhiên, kiếm sống là một cuộc đấu tranh. Trong 3 tuần tới, cô sẽ phải trả khoản nợ sinh viên đầu tiên. Cô cho biết “Tôi đã học đại học Rhode Island, một viện công lập. Bố mẹ tôi đã giúp tôi trả một lượng lớn nhưng tôi vẫn còn nợ 10,000 USD. Khoản tiền bảo hiểm y tế của tôi sẽ đến hạn nộp trong tháng 12 tới là một mối lo lắng nữa. Tôi sẽ gạt khoản bảo hiểm y tế sang cho bố mẹ tôi. Sau đó, tôi sẽ phải tự lập, vì vậy đó là mối quan tâm lớn nhất của tôi.”
Với nhiều người thất nghiệp và trong những khoảng thời gian dài hơn như vậy các nhân viên của Bộ lao động và đào tạo tại Island sẽ lại bận rộn. Mục tiêu của họ, theo giám đốc cấp cao ông Scott Greco, là đảm bảo cho mọi người có vị trí tốt nhất có thể khi các công ty bắt đầu thuê người trở lại. Ông nói “Ngay bây giờ mục tiêu của chúng tôi với việc đào tạo là giúp mọi người sẵn sàng cho công việc:.
Tuy nhiên, đối với cô Colleen và ông Jon hồi phục kinh tế là cả một con đường dài. Theo ông Jon “Một thành phần quan trọng cho hồi phục kinh tế là việc làm hồi phục”.
Kinh tế Mỹ có thể sẽ cải thiện nhưng với nhiều người vẫn đang lăn lộn tìm việc thì triển vọng hồi phục có vẻ là một giấc mơ dài.
Bùi Huyền (Theo BBC)
DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP
|