Thứ Bảy, 05/09/2009 11:43

Tại Mỹ, 89 ngân hàng phá sản từ đầu năm đến nay

(Vietstock) – Dưới tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tín dụng lên hệ thống tài chính, hôm Thứ Sáu, thêm 5 ngân hàng ở bang Missouri, Iowa, Arizona và Illinois đóng cửa, nâng tổng số ngân hàng tại Mỹ phá sản trong năm 2009 lên con số 89.

Đó là 5 ngân hàng: First Bank of Kansas City tại bang Missouri;  Vantus Bank tại bang Iowa; InBank và Platinum Community Bank tại bang Illinois; và First State Bank of Flagstaff tại bang Arizona. Sự phá sản của 5 ngân hàng ước tiêu tốn 401.3 triệu USD của quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Theo Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC), First Bank of Kansas City là nạn nhân phá sản thứ 85 trong năm nay.

FDIC cũng cho biết, ngân hàng Great American Bank tại Kansas đã chấp thuận tiếp quản toàn bộ tiền gửi của nhà băng đổ vỡ này.

Tính đến ngày 30/6, First Bank of Kansas City có tổng tài sản trị giá 16 triệu USD và quản lý tiền gửi của khách hàng trị giá lên đến 15 triệu USD. Theo dự báo, sự phá sản này sẽ tiêu tốn của quỹ bảo hiểm tiền gửi 6 triệu USD.

Tương tự, Vantus Bank là ngân hàng đầu tiên tại bang Iowa bị đóng cửa trong năm nay.

Ngân hàng này nắm gần 368 triệu USD tiền gửi tính đến ngày 28/8. Ngân hàng Great Southern Bank cũng đã đồng ý tiếp quản toàn bộ tiền gửi của Vantus Bank.

Ước tính, thất bại của Vantus Bank sẽ tiêu tốn 168 triệu USD của quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Có trụ sở tại bang Illinois, InBank cũng đã tuyên bố phá sản cùng ngày với 2 ngân hàng trên. Đây là ngân hàng thứ 14 ở Illinois ra đi trong năm nay. Tính đến ngày 3/8, ngân hàng này nắm giữ 199 triệu USD tiền gửi của khách hàng.

MB Financial Bank, National Association tại bang Chicago đồng ý tiếp nhận các khoản tiền gửi của InBank. Sự vỡ nợ của InBank ngốn mất 66 triệu USD của quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Theo Văn phòng Giám sát Tiết kiệm (OTS), ngân hàng Platinum Community Bank có tổng tài sản trị giá 148 triệu USD. Còn FDIC lại ước tính tổng tài sản của ngân hàng này lên đến 345.6 triệu USD tính đến ngày 29/8.

Tổng tài sản của First State Bank of Flagstaff tính đến 24/7 có giá trị 105 triệu USD và tổng tiền gửi xấp xỉ 95 triệu USD.

Được biết trong năm 2008, 25 ngân hàng Mỹ đã bị tịch thu, tăng mạnh so với con số chỉ có 3 ngân hàng trong năm 2007.

Hiện tài sản ròng của quỹ bảo hiểm tiền gửi đã sụt giảm xuống còn 10.4 tỷ USD vào cuối quý 2, chưa bao gồm nguồn bổ sung 32 tỷ USD mà FDIC dành để trang trải chi phí cho các ngân hàng vỡ nợ trong năm sau.

Trong Tháng 9, Washington Mutual trở thành ngân hàng phá sản lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, do bị thua lỗ từ việc thế chấp kém hiệu quả và vấp phải các vấn đề trong khả năng chi trả.

FDIC sẽ dành 250,000 USD để bảo hiểm cho mỗi tài khoản tại các ngân hàng bị phá sản.

Chủ tịch FDIC Sheila Bair cho biết, số lượng các ngân hàng bị phá sản sẽ tiếp tục tăng, ngay cả khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi. Nguyên nhân do ngành ngân hàng đang tiếp tục gánh chịu thiệt hại trong hoạt động cho vay.

Theo bà Sheila Bair, các khó khăn của ngành này đang chuyển từ các khoản vay chứng khoán phức tạp và cho vay tiêu dùng qua các khoản vay thương mại, một lĩnh vực vốn đã bị ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái.

Bội Mẫn (Theo MarketWatch, Reuters)

Các tin tức khác

>   Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo hình chữ U (05/09/2009)

>   Vàng và dầu theo nhau giảm giá (05/09/2009)

>   OPEC sẽ duy trì sản lượng để giữ giá dầu (04/09/2009)

>   Giá vàng gần chạm ngưỡng 1.000 USD/ounce (04/09/2009)

>   IMF nâng dự báo GDP toàn cầu năm 2010 lên 2.9% (04/09/2009)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng lên mức 9.7% (04/09/2009)

>   Nạn thất nghiệp tăng cao tại Pháp (04/09/2009)

>   Richard Fisher: Phục hồi kinh tế Mỹ còn mờ mịt (04/09/2009)

>   "Động lực của nền kinh tế Mỹ đang thay đổi" (04/09/2009)

>   Khi châu Á kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (04/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật