Thứ Sáu, 04/09/2009 17:50

Richard Fisher: Phục hồi kinh tế Mỹ còn mờ mịt

(Vietstock) – Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ bang Dallas, Richard Fisher vào hôm Thứ Năm đưa ra dự đoán về viễn cảnh mờ mịt đối với nền kinh tế Mỹ thông qua nhận định nền kinh tế này sẽ tăng trưởng chậm chạp trong một thời gian dài sau khi suy thoái kết thúc.

“Nhiều khả năng nền kinh tế sẽ trải qua một giai đoạn dài phát triển chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp cao trong bối cảnh các doanh nghiệp tái phân bổ vốn và lao động cho phù hợp với tình hình kinh tế mới”.  Richard Fisher bình luận trong bài phát biểu tại Đại học California ở Santa Barbara.

Theo ông, chính giảm phát, chứ không phải lạm phát, là nguy cơ lớn đối với nước Mỹ “trong tương lai gần”.

Các doanh nghiệp đang thiếu hụt khả năng định giá, điều kiện mà có thể làm cho lạm phát giảm trong Tháng 7, Fisher nói. Ông cũng lưu ý là đà tăng trưởng doanh thu tại các công ty đã "bốc hơi".

Để duy trì lợi nhuận, các công ty sẽ tiếp tục tập trung vào việc kiểm soát chi phí bằng cách cắt giảm nhân lực và buộc những người được giữ lại làm nhiều hơn. Dù vậy, Fisher nhấn mạnh đến khả năng phục hồi dần đang trong tầm tay.

Theo ông, một sự kết hợp của nhiều yếu tố "đang bắt đầu đẩy nền kinh tế đi lên" từ cuộc suy thoái dài nhất và sâu nhất của Mỹ kể từ Đại khủng hoảng những năm 1930.

Trong số các yếu tố sẽ giúp nền kinh tế thoát khỏi suy thoái là sự tăng trưởng nhẹ của thị trường nhà ở hiện tại sau nhiều năm sụt giảm thê thảm.

Ông cho hay: "Theo dự báo mới nhất của chúng tôi, tình hình đầu tư vào lĩnh vực nhà ở sẽ đóng góp gần 0.5% vào tăng trưởng GDP trong quý hiện tại".

Tương tự, Fisher cho biết: " Tình hình tiêu dùng hộ gia đình có thể đã qua thời kỳ tồi tệ nhất. Được biết, hiện tại nhiều người Mỹ đã điều chỉnh cách thức chi tiêu trong bối cảnh thị trường lao động xấu đi.

Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn chưa sẵn sàng là nhân tố thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phục hồi.

“Các hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tập trung vào tiết kiệm và bảng cân đối kế toán hơn là các khoản chi tiêu,” Fisher nói.

Fisher đánh giá các khoản chi tiêu khổng lồ của Chính phủ đang thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng, nhưng cái giá phải trả lại là khả năng tăng lãi suất do các các khoản vay nợ khổng lồ.

"Thách thức lớn đối với chính quyền Mỹ là vừa đáp ứng nhu cầu kích thích kinh tế trong ngắn hạn, vừa phải theo đuổi kế hoạch khả thi nhằm bình ổn chính sách tài trợ vay nợ của Chính phủ." Fisher kết luận.

Bội Mẫn (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   "Động lực của nền kinh tế Mỹ đang thay đổi" (04/09/2009)

>   Khi châu Á kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (04/09/2009)

>   OECD: Suy thoái toàn cầu đang kết thúc (04/09/2009)

>   Thiếu xung lực, giá dầu dưới mức 70USD (04/09/2009)

>   ECB: Kinh tế châu Âu khả quan không đáng kể so với dự báo (04/09/2009)

>   CK Châu Á thận trọng trước báo cáo việc làm của Mỹ (04/09/2009)

>   Châu Á bật dậy ngoạn mục (04/09/2009)

>   Phát hiện mỏ dầu khổng lồ trên Vịnh Mexico (04/09/2009)

>   Tiếp tục thúc đẩy Vòng đàm phán Doha (04/09/2009)

>   Vì sao Trung Quốc mua 50 tỷ USD trái phiếu IMF? (04/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật