Thứ Bảy, 05/09/2009 09:15

Kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo hình chữ U

(Vietstock) - Nhà kinh tế học Nouriel Roubini thuộc Đại học New York, người đã dự đoán được chính xác quy mô của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, cho biết kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi theo mô hình chữ U. Trong đó một số nền kinh tế hàng đầu có thể chưa đạt được tăng trưởng trong 3 năm tới.

Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm nguy cơ xảy ra suy thoái kép ngày càng cao.

“Tôi tin tưởng rằng triển vọng rõ nét nhất lúc này là phục hồi kinh tế sẽ đi theo hình chữ U, tức là tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn dưới mức 0% ít nhất là trong 2 hay 3 năm nữa, đặc biệt là đối với các nền kinh tế lớn.”, Nouriel Roubini phát biểu.

“Khi tính đến viễn cảnh này, tôi cũng nhận thấy một số vấn đề có thể xảy ra, nhưng một trong những vấn đề lớn nhất là nếu chúng ta rút lui khỏi các biện pháp kích cầu không đúng thời điểm, thì kết quả mang lại của những chính sách kích cầu lâu nay sẽ là sự sụp đổ lần nữa của nền kinh tế toàn cầu, hay suy thoái kép.”, Roubini nhận định thêm.

Vị giáo sư kinh tế tại Phân viện kinh tế thuộc Đại học New York này cũng bày tỏ lo lắng về các nền kinh tế vốn nổi tiếng là tiết kiệm như Trung Quốc, Nhật Bản và Đức, sẽ không thể thúc đẩy như cầu tiêu thụ đủ để bù đắp lại phần nhu cầu sụt giảm từ các nước “vung tay quá trán” trong chi tiêu như Mỹ và Anh.

“Nếu người tiêu dùng Mỹ ít chi tiêu hơn thì nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng với tốc độ rất chậm chạp, vì vậy các quốc gia vốn tiết kiệm phải tăng cường chi tiêu.”, ông nói.

“Mối quan ngại của tôi lúc này là có thể vì một số lý do nào đó, các quốc gia như Trung Quốc, các quốc gia mới nổi nhất tại Châu Á, Nhật Bản, Đức sẽ phải gia tăng đáng kể hoạt động tiêu dùng và gia giảm tỷ lệ tiết kiệm.

Theo ông Roubini, các ngân hàng trung ương nên chú trọng hơn vào giá trị các tài sản trước khi quyết định chính sách lãi suất, bên cạnh đó ông còn khuyến khích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke áp dụng lộ trình này.

“Theo tôi, bên cạnh mối quan ngại về lạm phát và tăng trưởng;giá cả tài sản và bong bóng tài sản phải trở thành những yếu tố quan trọng trong việc xác lập tỷ lệ lãi suất. Cho tới thời điểm này, quan điểm của Bernanke đã khác xưa. Hy vọng là cuộc khủng hoảng này đã dạy cho tất cả chủng ta một bài học ý nghĩa.”

Tuy nhiên theo ông triển vọng của nền kinh tế vẫn còn mờ mịt.

“Tôi nghĩ là có quá nhiều người đã kỳ vọng rằng mọi chuyện đã trở nên tốt đẹp nhưng thật không may là chặng đường phía trước vẫn còn lắm chông gai, nếu không muốn nói là tồi tệ.”

Phạm Thị Phước (Theo Reuters)

Các tin tức khác

>   Vàng và dầu theo nhau giảm giá (05/09/2009)

>   OPEC sẽ duy trì sản lượng để giữ giá dầu (04/09/2009)

>   Giá vàng gần chạm ngưỡng 1.000 USD/ounce (04/09/2009)

>   IMF nâng dự báo GDP toàn cầu năm 2010 lên 2.9% (04/09/2009)

>   Tỷ lệ thất nghiệp Mỹ tăng lên mức 9.7% (04/09/2009)

>   Nạn thất nghiệp tăng cao tại Pháp (04/09/2009)

>   Richard Fisher: Phục hồi kinh tế Mỹ còn mờ mịt (04/09/2009)

>   "Động lực của nền kinh tế Mỹ đang thay đổi" (04/09/2009)

>   Khi châu Á kéo thế giới thoát khỏi khủng hoảng (04/09/2009)

>   OECD: Suy thoái toàn cầu đang kết thúc (04/09/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật