Thứ Ba, 25/08/2009 21:09

Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam Nguyễn Đình Thắng, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin (CNTT) dồi dào, thành thạo kỹ năng và chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của ngành CNTT.

Ông Nguyễn Đình Thắng cho biết, nguồn nhân lực CNTT ở Việt Nam hiện chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiện tổng nhân lực làm CNTT ở nước ta khoảng 250.000 người (trong đó có khoảng 50.000 người trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số).

Trong mục tiêu phát triển công nghệ thông tin đến 2015 của Việt Nam, Chính phủ đã xác định phát triển nguồn nhân lực CNTT đảm bảo đủ nhân lực CNTT cho phát triển kinh tế xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của hệ thống đào tạo nhân lực CNTT, tiếp cận trình độ và có khả năng tham gia thị trường đào tạo nhân lực CNTT quốc tế.

Ông Lê Xuân Bình, Cục phó Cục Công nghệ thông tin của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) cho biết, để đạt con số 1 triệu nhân lực CNTT từ nay đến 2020 và trước hết nhằm tạo bước chuyển biến, đột phá về chất lượng đào tạo nhân lực CNTT, điện tử, viễn thông ở các trường đại học, Việt Nam đã xây dựng mục tiêu khoảng 30% sinh viên CNTT, điện tử, viễn thông sau khi tốt nghiệp ĐH có đủ khả năng chuyên môn, ngoại ngữ để có thể tham gia thị trường lao động quốc tế.

Do đó từ nay đến 2015, Việt Nam phấn đấu đạt tỷ lệ 100% học sinh TCCN, THPT, học nghề được học các kiến thức và kỹ năng ứng dụng về CNTT, 80% học sinh tiểu học được học tin học.

Đồng thời, phấn đấu đạt tỷ lệ 15-20 sinh viên/giảng viên ở cấp đại học; 70% giáo viên CNTT bậc đại học, 50% giáo viên CNTT bậc cao đẳng đạt trình độ thạc sĩ trở lên.

Đào tạo gắn  với nhu cầu của doanh nghiệp

Để thực hiện được các chỉ tiêu trên, ông Bình cho rằng, cần liên tục cập nhật chương trình giảng dạy CNTT trong nhà trường trên cơ sở mở rộng quy mô, hình thức đào tạo, xã hội hóa công tác phổ cập tin học với mức đầu tư xứng đáng. Tăng cường dạy CNTT bằng ngoại ngữ đồng thời phát triển mạnh mạng giáo dục (Edunet) nhằm thúc đẩy, phát triển loại hình đào tạo từ xa.

Bộ GDĐTcũng sẽ tiến hành gắn kết doanh nghiệp với các trường đại học bằng các chỉ tiêu đào tạo. Doanh nghiệp nếu có nhu cầu về nhân lực CNTT trong từng lĩnh vực có thể đăng ký với Bộ, trên cơ sở đó, Bộ sẽ mở lớp đào tạo hoặc phân bổ chỉ tiêu xuống các trường đại học, đồng thời tiến hành chuẩn hóa công nghệ, xây dựng chuẩn quốc gia thống nhất về CNTT trong các trường học.

Chương trình đào tạo sẽ có tham khảo từ nước ngoài, giảng dạy bằng ngoại ngữ. Bộ cũng đẩy mạnh việc đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ CNTT ở nước ngoài, xây dựng các trung tâm đào tạo trọng điểm, cấp chứng chỉ hành nghề cho các cơ sở đào tạo CNTT. Trong giai đoạn từ 2-3 năm tới, những doanh nghiệp CNTT lớn sẽ là đối tượng đầu tiên mà Bộ hướng tới trong việc cung cấp nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao, đạt chuẩn.

Từ tháng 9/2008, Bộ GDĐT đã  khởi động chương trình “Trường học có internet” ký kết với  Tổng Công ty Viễn thông quân đội Vietel. Tính đến nay đã có 50% các trường trong cả nước với 19.000 trường được kết nối internet. Trong đó có một  số địa phương đạt tỷ lệ kết nối rất cao như Cà Mau (98%), thành phố Hồ Chí Minh (98%), Điện Biên ( trên 90%)…theo chương trình đã ký kết, Vietel hỗ trợ hoàn toàn cơ sở hạ tầng phần cứng, cước phí cho các trường tiểu học trong cả nước và áp dụng mức cước ưu đãi cho các trường trung học.

Nguyệt Hà

Chính Phủ

Các tin tức khác

>   Vietnam Airlines thử nghiệm làm thủ tục hành khách trực tuyến (25/08/2009)

>   Tăng cường hợp tác XTTM, du lịch, đầu tư với Thái Lan (25/08/2009)

>   Chín doanh nghiệp cam kết về an toàn thực phẩm (25/08/2009)

>   Thực hiện nâng cao mức sống và tinh thần cho nông dân (25/08/2009)

>   Vốn Việt kiều vẫn chờ được “đổ bộ” (25/08/2009)

>   Kỳ họp Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC tại Đà Nẵng (25/08/2009)

>   4 điểm đáng chú ý về xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm (25/08/2009)

>   Mối lo 800 triệu USD sắn xuất khẩu? (25/08/2009)

>   Việt Nam - Mexico thúc đẩy hợp tác thương mại, du lịch (25/08/2009)

>   Đổi điều kiện thách cược 5 triệu USD cho 'đường bay vàng' (25/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật