Thứ Hai, 10/08/2009 06:23

Trách nhiệm doanh nghiệp

Bộ Chính trị vừa có kết luận về tổ chức cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Với mục đích phát huy lòng yêu nước, xây dựng ý thức văn hóa tiêu dùng và nâng cao sức cạnh tranh hàng Việt Nam, cuộc vận động ra đời trong bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn được dư luận đánh giá là một trong những giải pháp hợp lý nhằm đưa nền kinh tế trong nước vượt qua thách thức, phát triển bền vững, giải quyết tốt những vấn đề an sinh xã hội.

Văn bản cũng thể hiện sự minh bạch khi đề nghị rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế, chính sách bảo vệ thị trường, người tiêu dùng, sản xuất trong nước nhưng không trái với quy định của WTO.

Để cuộc vận động đạt kết quả tốt, rất cần sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân. Song trách nhiệm cao nhất thuộc về doanh nghiệp (DN). Không thể kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ hàng Việt Nam khi chất lượng sản phẩm không bảo đảm, chế độ hậu mãi và bảo hành không tốt. Bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ DN, chia sẻ: Chúng tôi luôn nhắc nhớ DN rằng người tiêu dùng rất muốn ủng hộ hàng trong nước nhưng họ ủng hộ có điều kiện. Người tiêu dùng có thể chấp nhận mua hàng nội địa với giá đắt hơn chút ít so với hàng ngoại nhập nhưng chỉ cần một lần DN bất tín trong sản xuất, kinh doanh là họ sẽ không sử dụng thương hiệu đó nữa. Đồng tình với quan điểm trên, ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho rằng các DN nên chú trọng nâng cao chất lượng, mẫu mã, giá cả cạnh tranh...

Các chuyên gia kinh tế cho rằng DN cần có thái độ ứng xử đúng mực với các cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm công bằng cho người tiêu dùng. Điều dễ thấy là từ trước tới nay, mỗi khi được hưởng cơ chế thông thoáng thì không ít DN lại tìm cách làm lợi cho mình. Chẳng hạn như chuyện các DN nhập khẩu xăng dầu trễ nải trong việc giảm giá xăng dầu dù được ưu đãi về thuế, giá nguyên liệu thế giới giảm. Trước quy định giảm thuế ô tô, người tiêu dùng xếp hàng mua ô tô trong nước và cũng là dịp một số DN sản xuất ô tô tranh thủ đẩy giá bán cao hơn... Giáo sư Trần Đình Bút nhận xét: DN cần tuân thủ đúng cơ chế thị trường: giá đầu vào tăng – giá bán lẻ tăng, giá đầu vào giảm – giá bán lẻ giảm và chia sẻ thuận lợi của DN cho người tiêu dùng thì lúc khó khăn, người tiêu dùng sẵn sàng chia sẻ với DN.

Mai Vân

Người lao động

Các tin tức khác

>   Hồ tiêu VN: Vô địch vẫn... về sau ! (10/08/2009)

>   Doanh nghiệp còn ít sử dụng dịch vụ tư vấn (09/08/2009)

>   TPHCM : Khách hàng lại 'tố' Tân Hoàng Thân (09/08/2009)

>   Sẽ cấp chung một giấy chứng nhận nhà, đất (09/08/2009)

>   Công ty Thái Lan đầu tư bất động sản tại Hải Phòng (09/08/2009)

>   Tăng giá xăng dầu: Không 'sốc', chỉ ngán ngẩm (09/08/2009)

>   Hàng trăm doanh nhân Việt ở nước ngoài hội tụ (09/08/2009)

>   Thóc nhiều, nhưng khó nhặt (09/08/2009)

>   Kiểm soát chặt chẽ: Mặt trái của kích cầu (09/08/2009)

>   Khuyến mãi, không phải tống hàng tồn kho (09/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật