Thứ Hai, 10/08/2009 06:22

Hồ tiêu VN: Vô địch vẫn... về sau !

Theo dự báo của Hiệp hội Hồ tiêu Thế giới (IPC), năm 2009, với sản lượng khoảng 100.000 tấn, VN vẫn là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu đứng đầu thế giới. Song nghịch lý đang diễn ra: Giá hồ tiêu xuất khẩu của VN vẫn thấp hơn nhiều nước xuất khẩu hồ tiêu khác

Theo Bộ NN-PTNT, 6 tháng đầu năm 2009, nước ta đã xuất khẩu 67.998 tấn tiêu các loại, đạt kim ngạch 158,165 triệu USD, tăng 44% về lượng (+20.832 tấn) nhưng giảm 5,2% về giá trị (-8,65 triệu USD) so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, với giá xuất khẩu bình quân 2.137,2 USD/tấn tiêu đen, 3.285 USD/tấn tiêu trắng, đã giảm từ 36% - 38% so với cùng kỳ 2008 và là mức giá thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Nhập khẩu tiêu VN vẫn là những thị trường truyền thống như Đức, Hà Lan, Ukraine, Nga, Ba Lan, Ấn Độ, Singapore, Pakistan, Mỹ, Ai Cập và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất...

Làm giàu cho nước khác

Số liệu trên cho thấy sản lượng sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu VN năm 2009 vẫn đứng đầu thế giới, chiếm gần 35% về sản lượng và trên 50% thị phần, đã và đang tiếp tục chi phối thị trường hồ tiêu thế giới về lượng.

Lượng đã được xác định, song hiệu quả kinh tế của xuất khẩu hồ tiêu cần được xem xét thấu đáo. Vấn đề đặt ra mang tính chiến lược nhưng vẫn còn bỏ ngỏ đó là bao giờ giá hồ tiêu VN chi phối giá hồ tiêu thế giới? Đầu tháng 6-2009, hồ tiêu Ấn Độ bán với giá 2.650 USD - 2.700 USD/tấn, Indonesia bán 2.350 USD/tấn, trong khi đó hồ tiêu VN, dù hiện nay giá đã tăng thêm 50 USD/tấn nhưng cũng chỉ bán được 2.150 USD - 2.200 USD/tấn, thấp hơn từ 200 USD - 500 USD/tấn so với hồ tiêu các nước trên. Một hiện tượng đáng quan tâm nữa là, một số nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu như Ấn Độ, Indonesia, Malaysia đã nhập lượng lớn hồ tiêu VN rồi tái xuất khẩu, vẫn bán được giá cao và có lãi.

Chuyển từ lượng sang chất

Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Phải chăng là vấn đề chất lượng và công nghệ chế biến hồ tiêu?

Hiện nay, cả nước có khoảng 50.000 ha hồ tiêu, cho sản lượng khoảng 100.000 tấn. Cả diện tích và sản lượng đều đã đạt mức tối đa, chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh tế của hồ tiêu bằng cách nâng chất lượng hồ tiêu xuất khẩu và đa dạng hóa sản phẩm từ hồ tiêu. Hồ tiêu của Ấn Độ, Indonesia , Malaysia , Brazil có giá cao vì đạt tiêu chuẩn ASTA (khử trùng theo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế). VN hiện có 13 nhà máy chế biến hồ tiêu, công suất khoảng 60.000 tấn/năm, công nghệ khá tốt, chủ yếu xử lý bằng hơi nước, mới chỉ cho sản phẩm tiêu sạch. Mà khoảng cách giữa tiêu chuẩn tiêu sạch với tiêu đạt chuẩn ASTA là vài trăm USD/tấn! Mỗi năm, nước ta xuất khẩu khoảng 90.000 tấn, chủ yếu là tiêu đen xô FAQ, với chất lượng như hiện nay thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này luôn thất thu từ 18 - 45 triệu USD/năm.

Bảy năm trở lại đây, hồ tiêu VN luôn đứng đầu thế giới nhưng lợi nhuận thu được vẫn kém xa sản phẩm cùng loại của các nước khác. Chỉ có cách chuyển hướng đầu tư từ lượng sang chất như nhiều nước đã làm mới mong thay đổi cục diện.

Nguyễn Mạnh Tuấn

Người lao động

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp còn ít sử dụng dịch vụ tư vấn (09/08/2009)

>   TPHCM : Khách hàng lại 'tố' Tân Hoàng Thân (09/08/2009)

>   Sẽ cấp chung một giấy chứng nhận nhà, đất (09/08/2009)

>   Công ty Thái Lan đầu tư bất động sản tại Hải Phòng (09/08/2009)

>   Tăng giá xăng dầu: Không 'sốc', chỉ ngán ngẩm (09/08/2009)

>   Hàng trăm doanh nhân Việt ở nước ngoài hội tụ (09/08/2009)

>   Thóc nhiều, nhưng khó nhặt (09/08/2009)

>   Kiểm soát chặt chẽ: Mặt trái của kích cầu (09/08/2009)

>   Khuyến mãi, không phải tống hàng tồn kho (09/08/2009)

>   Doanh nghiệp khoa học và công nghệ: Đòn bẩy kinh tế tương lai (09/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật