Thứ Tư, 12/08/2009 08:24

Hà Nội xây dựng hệ thống phân phối:

Thị trường lớn, “cuộc chơi” lớn

Đẩy mạnh giao thương, tăng năng lực và mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường là yêu cầu tự thân của Hà Nội trong quá trình phát triển, trong bối cảnh của một đô thị lớn hàng đầu cả nước, với quy mô dân số và diện tích vượt trội cùng với vai trò dẫn dắt thị trường khu vực phía Bắc và cả nước, đồng thời là đầu mối giao thương quốc tế…

Hạ tầng thương mại chưa hoàn thiện

Hà Nội hiện có 362 chợ các loại, 74 trung tâm thương mại (TTTM) và siêu thị, 447 cửa hàng xăng dầu của các doanh nghiệp (DN) thuộc nhiều thành phần kinh tế. Hệ thống cửa hàng chuyên doanh lương thực do những DN lớn đảm nhận như Tổng Công ty Lương thực miền Bắc, Công ty Lương thực Hà Nội, Tổng Công ty Thương mại với hơn 100 cửa hàng. Mạng lưới phân phối thực phẩm gồm quầy chuyên doanh ở 55 siêu thị, 12 cửa hàng thực phẩm chế biến cùng 190 cửa hàng thực phẩm sạch, 127 điểm kinh doanh rau sạch.

Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống hạ tầng thương mại Thủ đô còn nhiều hạn chế cần điều chỉnh. TP còn nhiều tụ điểm kinh doanh trái phép, chợ tạm gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến giao thông, nhất là bán hàng không bảo đảm chất lượng. Do chưa đủ cơ sở thương mại nên đến nay mới có 20% tổng lượng hàng hóa được lưu thông qua các loại hình kinh doanh hiện đại, là tỷ trọng rất nhỏ, thể hiện sự chưa hoàn thiện của hệ thống thương mại. Hơn nữa, các chợ, điểm kinh doanh phân bố thiếu hợp lý, chưa theo kịp tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế, mức độ trang bị chuyên môn và đặc chủng như phòng cháy chữa cháy, diện tích dành cho giao thông nội bộ, đầu tư cho vệ sinh, xử lý rác thải... còn ở mức rất thấp.

Phát triển các loại hình kinh doanh đồng bộ, hiện đại

Để khẳng định vai trò dẫn dắt thị trường, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch phát triển hệ thống phân phối các mặt hàng thiết yếu giai đoạn 2009-2015. Theo đó, nhằm tạo điều kiện cho các DN mở rộng mạng lưới phân phối hàng thiết yếu (gồm gạo, thịt, gia súc, gia cầm, rau, củ, quả, xăng dầu) hợp lý theo hướng phát triển các loại hình kinh doanh đồng bộ hiện đại, TP khuyến khích đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ, mạng lưới cửa hàng kinh doanh; phấn đấu đến năm 2015, mỗi xã có một chợ dân sinh bảo đảm thuận tiện cho việc mua sắm của người dân. Ngay trong năm 2009 và năm 2010, TP chỉ đạo các đơn vị hoàn thành 32 dự án xây mới trung tâm thương mại, siêu thị và chợ; 14 dự án xây dựng lại chợ và 20 dự án về cải tạo, nâng cấp cơ sở thương mại. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cải tạo, nâng cấp hệ thống cửa hàng thực phẩm, rau an toàn (RAT). Đến năm 2015, TP có khoảng 600 cửa hàng RAT, trên 100 chợ loại 1 và loại 2.

Về định hướng, TP chủ trương phát triển 5 trung tâm bán buôn cấp vùng ở huyện Thạch Thất, Thường Tín, Chương Mỹ, Sóc Sơn và Gia Lâm với quy mô từ 150-200ha/trung tâm, bên cạnh việc hình thành trung tâm thương mại quốc tế ở huyện Từ Liêm và 2 trung tâm mua sắm cấp vùng tại huyện Đan Phượng, Thạch Thất. Tiếp tục phát triển các TTTM, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích ở quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và dọc các trục đường lớn, đông dân cư. Siêu thị loại 1 và 2 được chú trọng xây dựng ở khu đô thị mới cùng với việc xây dựng thêm 15 trung tâm đại diện thương mại ở ngoài Vành đai 3, đồng thời với việc tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kho dự trữ, khu trung chuyển hàng hóa thực hiện chức năng hội tụ, phân phối, trung chuyển, đầu tư thương mại của khu vực phía Bắc và có vị trí quan trọng trong giao thương quốc tế. TP khuyến khích các thành phần kinh tế, DN đầu tư xây dựng 5 khu vực bán thực phẩm, RAT tại 5 chợ đầu mối tổng hợp, dự kiến đặt tại các huyện Mê Linh, Gia Lâm, Ứng Hòa, Thường Tín, Ba Vì.

Theo chỉ đạo của thành phố, các DN, chủ đầu tư cần nghiên cứu khả năng, phương án đầu tư, chú trọng nâng cao hiệu quả tổng hợp trong quá trình sử dụng công trình, chủ động áp dụng mô hình quản lý - phục vụ hiện đại bảo đảm hài hòa lợi ích giữa DN, người tiêu dùng và Nhà nước.

Hồng Sơn

Hà Nội mới

Các tin tức khác

>   Đảm bảo lợi nhuận tối thiểu cho nông dân (12/08/2009)

>   Nâng hạng PCI của Hà Nội: Chuyện không dễ! (12/08/2009)

>   Nghị định về bán đấu giá tài sản: Dự thảo sẽ hạn chế “cò” (12/08/2009)

>   Nhiều, nhưng chưa chiếm ưu thế (12/08/2009)

>   Những bước tiến tích cực trong quan hệ thương mại Việt–Nga (12/08/2009)

>   Tăng cường hợp tác thương mại Việt Nam-Bỉ (11/08/2009)

>   Chuẩn bị xây tuyến ống dẫn khí về Cần Thơ (11/08/2009)

>   Không thể xuất khẩu đến 10 triệu tấn gạo (11/08/2009)

>   Sắp thiếu than, than vẫn đẩy mạnh xuất khẩu (11/08/2009)

>   Không lập "DN siêu nhà nước” quản lý hạ tầng viễn thông (11/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật