Thứ Ba, 11/08/2009 17:30

Sắp thiếu than, than vẫn đẩy mạnh xuất khẩu

Trong năm nay, năm sau, và năm 2012 tập đoàn than khoáng sản vẫn tiếp tục xuất 5 triệu tấn, để năm 2013 phải nhập than chưa biết từ đâu...

Theo tính toán của tập đoàn Than – khoáng sản Việt Nam (TKV), từ năm 2013, Việt Nam bắt đầu nhập khẩu than. Đến năm 2015, nhu cầu than trong nước lên tới 94 triệu tấn, riêng các nhà máy nhiệt điện chạy than đã ngốn hết 67 triệu tấn, trong khi tổng lượng than sản xuất ra chỉ đạt khoảng 60 triệu tấn. Năm 2020, tổng nhu cầu than đã lên đến khoảng 184 triệu tấn, các nhà máy điện – than dùng hết 150 triệu tấn nhưng sản xuất chỉ có khả năng đạt 70 triệu tấn.

Còn tới năm 2025, tổng nhu cầu than ước tính lên tới 308 triệu tấn thì nhà máy điện sẽ tiêu thụ khoảng 268 triệu tấn... Nhiều doanh nghiệp sử dụng than các sản xuất thép, kinh xây dựng, phân bón, hoá chất... theo đó cũng sẽ gặp khó khăn lớn.

Khả năng nhập được than cũng rất khó khăn, cho dù giá phải trả sẽ cao gấp ít nhất 3 – 4 lần giá xuất khẩu hiện tại. Những đoàn công tác của các danh nghiệp như tập đoàn Điện lực Việt Nam, tập đoàn Dầu khí Việt Nam gần đây ra nước ngoài để đàm phán mua than, góp vốn, mua mỏ để khai thác than đem về nước thì hầu hết chỉ nhận được cái lắc đầu. Có vị lãnh đạo tập đoàn lớn than thở: “Chúng tôi chuẩn bị ký được hợp đồng với bạn thì bị các đối tác khác của Thái, Trung Quốc nhảy vào giành mất. Dường như họ chấp chận mua (than) với bất cứ giá nào”.

Nguy cơ tiêu thụ với khối lượng lớn là hiện hữu. Ấy thế nhưng, các hoạt động xuất khẩu than vẫn được tăng cường. Theo thông tin từ TKV, bảy tháng đầu năm nay, các đơn vị của tập đoàn này đã xuất khẩu 13.586 triệu tấn than (bằng 58% kế hoạch xuất khẩu than cả năm của TKV), tăng 7% so với bảy tháng năm 2007. Tháng 3.2009, bộ trưởng bộ Công thương còn ký quyết định cho phép xuất khẩu than chất lượng xấu (xuất khẩu tiểu ngạch) qua khu vực trung chuyển Vạn Gia, Quảng Ninh với số lượng 3 triệu tấn/năm.

Những cố gắng để đẩy mạnh xuất khẩu than của TKV đang khiến cho nguy cơ mất cân bằng năng lượng của quốc gia ngày càng lớn. Quả thật, ngành than có đóng góp lớn cho sự tăng trưởng GDP. Tổng doanh thu cả xuất khẩu than và tiêu thụ nội địa (11.351 triệu tấn) trong bảy tháng qua đạt tới trên 18.840 tỉ đồng. Nhìn ra các hoạt động xuất khẩu, nếu không có việc xuất khẩu những nguồn tài nguyên lớn như vậy, GDP sẽ chỉ tăng trưởng ở mức rất thấp.

Cùng với xuất khẩu chính thức thì những hoạt động khai thác than trái phép, xuất khẩu than lậu có nhiều dấu hiệu bùng phát trở lại. Tại một hội nghị cuối tháng 7.2009, thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ninh đã cho rằng, than được xuất khẩu lậu vẫn chủ yếu là từ nguồn của TKV ra: nguồn từ các đơn vị, doanh nghiệp của TKV bán trái phép ra ngoài và nguồn than tiêu thụ nội địa nhưng đã được các đối tượng hợp pháp hoá và tìm cách xuất lậu đi Trung Quốc.

Về phía TKV cũng đã thừa nhận tình trạng khai thác, xuất khẩu than trái phép vẫn còn diễn ra và đang tiềm ẩn bùng phát trở lại. Nhiều tỉnh, thành phố như Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá vẫn có các hoạt động mua bán, tập kết than khai thác trái phép để xuất lậu sang Trung Quốc. Nhưng ngay chính TKV, trong bảy tháng qua đã phải xử lý kỷ luật hàng chục cán bộ, nhân viên các công ty do “không thực hiện nghiêm túc chức trách được phân công trong quản lý bảo vệ tài nguyên”. Như kỷ luật bảy người, trong đó có cả giám đốc, phó giám đốc, cán bộ một số phòng ban chuyên môn của công ty Than Mạo Khê, bốn người gồm cả phó giám đốc công ty Than Đồng Vông, kỷ luật 30 người tại công ty Đầu tư thương mại và dịch vụ...

Để giải quyết vấn đề thiếu năng lượng trong những năm tới, chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, xuất lậu than thì rõ ràng, đã đến lúc phải chấm dứt hoạt động xuất khẩu than. Nhưng đáng tiếc, TKV vẫn còn say sưa với hoạt động xuất khẩu “vàng đen” của đất nước. Trong một báo cáo gần đây, lãnh đạo tập đoàn này cho rằng, năm 2010, tổng nhu cầu than trong nước khoảng 25 – 26 triệu tấn thì vẫn có thể xuất khẩu 20 triệu tấn than nữa vì khả năng năm sau, sản xuất than có thể đạt trên 45 triệu tấn.

TKV chỉ có ý định giảm dần lượng than xuất khẩu để đến năm 2012, xuất khẩu than chỉ còn 5 triệu tấn. Đến lúc đó, e rằng, cuộc khủng hoảng về năng lượng than, với nhiều hộ tiêu thụ than trong nước hiện như: tập đoàn điện, các tổng công ty: thép, phân bón, giấy... đã thực sự bắt đầu.

Sài Gòn Tiếp thị

Các tin tức khác

>   Không lập "DN siêu nhà nước” quản lý hạ tầng viễn thông (11/08/2009)

>   Hà Nội muốn chữa 'bệnh' kém thân thiện với doanh nghiệp (11/08/2009)

>   TPHCM kiến nghị giao dịch bình thường (11/08/2009)

>   Quỹ bình ổn xăng dầu: Bù lỗ tối đa 500 đồng/lít (11/08/2009)

>   Nên thuê tư vấn lập quy định về kiến trúc (11/08/2009)

>   Đình chỉ thi công hai nhà thầu làm ẩu (11/08/2009)

>   Thị trường khách sạn sẽ tăng trưởng mạnh trở lại (11/08/2009)

>   Đề cử Tổng công ty Sông Hồng xây khu đô thị Bình Chánh (11/08/2009)

>   Nhà đất Tp.HCM: Người mua chờ đợi sản phẩm phù hợp (11/08/2009)

>   Chăn nuôi còn nhiều nghịch lý (11/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật