Thứ Bảy, 29/08/2009 09:08

Nhà thầu XD giao thông lại đối mặt với nỗi lo bỏ thầu thấp

Năm 2009, ngành giao thông vận tải quyết tâm đạt mức giải ngân kỷ lục 30.000 tỉ đồng (tăng gần gấp đôi so với các năm trước). Đây được xem là nguồn cung việc làm dồi dào cho các nhà thầu xây dựng, nhưng họ lại đang đối mặt với những nguy cơ thiếu khả năng cạnh tranh, thua trên sân nhà.

Đây có thể xem là hệ quả của bỏ thầu thấp và chậm giải phóng mặt bằng.

"Bánh to, miệng bé..."

Hiện tại, dự án cơ sở hạ tầng giao thông không chỉ tăng về số lượng, mà còn tăng về quy mô, như Dự án đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai với tổng mức đầu tư 1,25 tỉ USD; Dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tổng mức đầu tư 18.226 triệu đồng; Dự án đường sắt trên cao Hà Nội - đoạn Giáp Bát - Gia Lâm, tổng vốn đầu tư hơn 19.700 tỉ đồng... Đây là nguồn việc rất dồi dào, tiến độ yêu cầu gắt gao nên nhu cầu về nhà thầu không hề nhỏ.

Nhưng theo đánh giá của Bộ GTVT: Khả năng cạnh tranh của các DN VN còn hạn chế. Tuy một số TCty đã được tăng cường về nguồn lực, nhưng vẫn còn nhiều bất cập trong năng lực về tài chính, thiết bị, công nghệ, lao động, marketing, tổ chức quản lý... Nhiều TCty dù có thắng cuộc trong quá trình dự thầu các gói thầu xây dựng công trình giao thông (XDCTGT) ở nước ngoài, nhưng lại thua cuộc ngay tại các gói thầu trong nước.

Đa số các công trình XDGT lớn tại VN hiện nay đều rơi vào tay nhà thầu nước ngoài, nhà thầu VN chỉ được làm thầu phụ. Có thể thấy khả năng cạnh tranh của các nhà thầu trong nước chưa cao, chẳng khác nào "bánh quá to, trong khi miệng lại bé".

Giá thầu thấp làm suy kiệt năng lực cạnh tranh

Ngược dòng thời gian cách đây khoảng 5 năm, các nhà thầu XDGT trong nước cũng lâm vào tình trạng thua lỗ, khả năng cạnh tranh cực kỳ kém do các nguyên nhân bỏ thầu giá thấp, làm công trình không có nguồn vốn chắc chắn, gây nợ đọng kéo dài, lãi mẹ đẻ lãi con.

Thêm nữa, vấn đề giải phóng mặt bằng chậm và giải ngân chậm cũng là những nguyên nhân chủ yếu bòn rút năng lực cạnh tranh, làm suy yếu nhà thầu một cách đáng kể. Trong vài ba năm trở lại đây, tình trạng này đang được cải thiện từng bước, tuy nhiên vẫn chưa dứt điểm.

Cụ thể, vấn đề trượt giá, "bão" giá dồn dập trong khi việc điều chỉnh giá lại quá chậm chạp, vướng mắc. Đây là nguyên nhân khiến cho giá bỏ thầu trở thành quá thấp với giá thực. Việc bù giá hiện nay vẫn chưa có "bài toán" tối ưu nào.

Đại diện nhà thầu phân tích: Việc bỏ thầu giá thấp gây ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công trình là có thật, nhưng nhà thầu muốn bỏ theo giá thị trường cũng không được. Bởi giá bỏ thầu không được phép vượt quá giá trần. Muốn trúng thầu, phải bỏ giá cạnh tranh thấp nhất.

Nếu may mắn trúng thầu với giá bỏ thầu cao thì cũng vẫn chỉ là sát với giá trần. Nếu vượt quá giá trần thì lại phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định. Mà như vậy, việc triển khai sẽ bị kéo dài nên dự án cũng không còn hiệu quả và hấp dẫn với các nhà thầu. Bởi khi ra bài thầu giá trần, thông thường được các chủ đầu tư thực hiện theo thông báo giá của các địa phương.

Trong khi đó, giá cả thị trường lên - xuống từng ngày. Cứ càng đợi lâu, giá trần càng xa rời giá thực. Nhà thầu nào trúng thầu cũng không còn mấy mặn mà, vì giá thầu lúc trúng đã là thấp so với thực tế quá xa, báo hiệu thua lỗ nhãn tiền. Nếu cứ làm để đợi điều chỉnh bù giá thì cũng quá may rủi. Chính vì thế, khả năng cạnh tranh của các nhà thầu trong nước không cao cũng không phải là điều khó hiểu.

Đơn cử, Dự án nâng cấp QL21 bỏ thầu năm 2008, khi đó giá xăng dầu ở mức thấp. Nay sau khoảng 1 năm, xăng dầu tăng giá liên tục đến 30-40%, kéo theo hầu hết các loại nguyên vật liệu khác cũng tăng và nhà thầu sẽ là người gánh chịu thiệt hại trước tiên. Dù sau này dự án có được bù giá, nhà thầu cũng chẳng bù đắp nổi chi phí, kéo theo về lãi, chậm tiến độ...

Mặt khác, theo quy định của WB và một số nhà tài trợ khác, việc bù giá chỉ có thể tiến hành kể từ tháng thứ 13 trở đi. Chính vì vậy, trong thời gian ít hơn 13 tháng dù giá có tăng, các nhà thầu cũng không được tính bù giá.

Ngoài ra, việc ách tắc GPMB vẫn đang là nguy cơ lớn làm suy kiệt năng lực nhà thầu. Thiết bị, nhân công ngồi chờ mặt bằng trong khi tiền vẫn phải trả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nhà thầu. Rõ ràng, nguy cơ bỏ thầu giá thấp vẫn treo lơ lửng trên đầu các nhà thầu và dẫn đến khả năng cạnh tranh hạn chế.

Nên chăng, các nhà quản lý cần vào cuộc để tìm ra những cơ chế thích hợp, giúp các nhà thầu làm ăn có hiệu quả hơn để chiếm lĩnh được thị trường XDGT đang dồi dào ngay chính tại đất nước mình.

Đức Trung

Lao Động

Các tin tức khác

>   TPHCM: Tăng 40% lượng khách nhờ kích cầu du lịch (29/08/2009)

>   Bất động sản bỏ hoang để chờ bán... sang tay (29/08/2009)

>   Một triệu tỷ đồng đầu tư giao thông đường bộ đến năm 2020 (29/08/2009)

>   Lâm Đồng: Điểm đến hấp dẫn (29/08/2009)

>   Dấu hiệu phục hồi kinh tế đã rõ nét hơn (29/08/2009)

>   Xúc tiến đầu tư vào vùng Tây Nguyên: Đánh thức những tiềm năng (29/08/2009)

>   Liên Tỉnh lộ 25B oằn mình gánh thêm xe (29/08/2009)

>   Xuất khẩu sắn tăng đột biến - Mừng nhiều, lo càng nhiều (29/08/2009)

>   KT-XH 8 tháng đầu năm: bán lẻ và dịch vụ đạt mức tăng khá (29/08/2009)

>   Doanh nghiệp Thái tìm đối tác tại Việt Nam (29/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật