Thứ Năm, 13/08/2009 10:22

Muốn giảm cũng phải tính toán

Trước tương lai vùng ĐBSCL sẽ bị thiếu nước ngọt, thừa nước mặn, các nhà khoa học cho rằng phải tính toán lại cơ cấu cây trồng, giảm diện tích lúa. Tuy vậy, chuyển sang loại cây nào là điều phải tính toán, chứ không đơn giản muốn giảm lúa là giảm.

Phó giáo sư Nguyễn Bảo Vệ, cán bộ khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng (Đại học Cần Thơ), cho rằng khi mặn xâm ngập ngày càng nhiều thì nước ngọt phục vụ cho sản xuất trở nên khan hiếm. Do đó, nên chọn những loại cây có nhu cầu nước ít, chẳng hạn cây bắp chỉ cần một nửa lượng nước so với cây lúa.

Dẫn chứng về hiệu quả thấp của cây lúa, ông Trần Minh Hải, quyền Trưởng khoa Kinh tế (Đại học An Giang), kể về chuyện ở trang trại khoai lang Ba Hạo (Kiên Giang): “Ông Ba Hạo kêu nông dân trong vùng tính toán thu nhập của một năm trồng lúa, sau đó cộng thêm 10% và ông sẵn sàng trả giá đó để thuê đất, trồng khoai lang”.

“Còn nhiều cây trồng cần ít nước, hiệu quả kinh tế lại cao. Như cây ăn quả cần ít nước ngọt và có thể mang lại thu nhập nhiều hơn mười lần cây lúa. Trồng phong lan còn thu được nhiều hơn nữa.

Tuy nhiên, chuyển đổi cây trồng không vì thu nhập mà vì tài nguyên đang hiếm đi”, Giáo sư David Dapice, giảng viên Chương trình kinh tế Fulbright, góp ý thêm.“Nhưng bỏ trồng lúa thì ai bỏ? Ai sẽ chỉ đạo?”, ông Phạm Khánh Nguyên, Giám đốc Công ty cổ phần Thức ăn gia súc Meko, phân vân.

Đồng tình với ý kiến này, ông Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng trường Đại học Cần Thơ, góp thêm: “Dân không trồng lúa thì trồng cây gì? Ví dụ như kêu dân bỏ lúa trồng đậu nành thì nói sao cho dân tin, bởi họ không dễ hiểu chuyện ảnh hưởng biến đổi khí hậu làm giảm nước ngọt...”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học An Giang, thừa nhận khó nhất ở vùng ĐBSCL là đầu ra cho nông sản. Như cây ăn quả, hiện nay đầu ra cũng rất bấp bênh. “Bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), dù đã xây dựng được thương hiệu, tiêu chuẩn... nhưng lại khó chuyện khác. Như khi khách nước ngoài đặt hàng một tấn thì không đủ nguồn để cung”, ông dẫn chứng.

Trong khi đó, trồng lúa dù khó làm giàu nhưng đầu ra luôn được đảm bảo.“Vì sao Việt Nam phải nhập bắp làm nguyên liệu chế biến thức ăn gia súc? Vì vùng nguyên liệu ở đây không đáp ứng”, ông Nguyên nói. Và ông kể thêm, trước đây ông đã từng làm thử chôm chôm đóng hộp, chất lượng không thua kém trái vải đóng hộp. Nhưng khi cho một chiếc xe tải tải trọng 2 tấn, chạy sang Bến Tre, về Cần Thơ... nhưng chỉ mua được 800 ki lô gam. “Sản xuất đại trà cần mỗi lúc hàng chục tấn nguyên liệu, trong khi vùng nguyên liệu quá manh mún”.

Có lần, một khách người Nhật hỏi ông Nguyên có thể xuất khẩu cam hay không. Ông liền đi hỏi một chủ vựa cam, rằng có thể cung cấp cùng lúc 1.000 tấn cam? Ông chủ vựa khẳng định, số lượng hoàn toàn có thể đáp ứng, nhưng chuyện bảo đảm vị ngọt của cả lô hàng cam đồng đều thì ông này... “chào thua”.

Kể những chuyện này, ý ông Nguyên muốn đề cập, nếu khuyên nông dân chuyển đổi giống cây trồng nhưng mỗi người trồng một loại, chất lượng không đồng đều thì rất khó tiêu thụ.

Lệ Hương

tbktsg

Các tin tức khác

>   Cơ cấu lại nhân lực nông nghiệp (13/08/2009)

>   Khai trương chuyến bay đầu tiên bằng EC 225 (13/08/2009)

>   Dự thảo Luật Thuế nhà, đất: Khó thực thi vì thiếu dữ liệu thực tế (13/08/2009)

>   Quyền lợi của người tiêu dùng còn đang chờ luật (13/08/2009)

>   Hà Nội đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh (13/08/2009)

>   Xuất khẩu sầu riêng sang Mỹ (13/08/2009)

>   Đã có “khung” quản lý tập đoàn (13/08/2009)

>   Suy thoái kinh tế: Nguy cơ ”dính” kiện bán phá giá cao (13/08/2009)

>   Đổi mới công nghệ sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Không thể chần chừ! (13/08/2009)

>   Tỷ lệ thua kiện chống bán phá giá của VN là 70% (13/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật