Thứ Năm, 13/08/2009 07:44

Đã có “khung” quản lý tập đoàn

Dự thảo nghị định thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước đã được thông qua. Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Viết Muôn (phó trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước) cho biết:

Chuẩn bị thành lập thêm 4 tập đoàn

Hiện có tám tập đoàn kinh tế nhà nước, gồm Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thủy, Bưu chính viễn thông, Than và khoáng sản, Bảo Việt, Dệt may và Công nghiệp cao su. Tới đây sẽ thí điểm thành lập thêm bốn tập đoàn nữa, gồm hoạt động trong lĩnh vực viễn thông trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Viễn thông quân đội, hóa chất, công nghiệp xây dựng và cơ khí nặng, đầu tư kinh doanh bất động sản. Đến năm 2010 VN sẽ tổng kết đánh giá mô hình này và định hướng cho giai đoạn sau.

- Mục đích của nghị định là tạo cơ sở pháp lý về các vấn đề có liên quan đến tập đoàn kinh tế nhà nước (tập đoàn), nhằm đảm bảo các tập đoàn thực hiện đúng mục tiêu Nhà nước giao, tránh đầu tư dàn trải, góp phần bảo đảm vai trò kinh tế của Nhà nước trong các lĩnh vực quan trọng. Nghị định này dành một chương về thành lập tập đoàn, quy định cụ thể những ngành, những lĩnh vực nào thì được thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, ví dụ: dầu khí, điện lực, than - khoáng sản, cao su, hóa chất, viễn thông, bất động sản, công nghiệp xây dựng...

* Nghị định mới sẽ mở đường cho thành lập thêm hàng loạt tập đoàn hay siết chặt việc thành lập tập đoàn?

- Các tập đoàn muốn được thành lập phải hoạt động trong các lĩnh vực đã được quy định trong nghị định này, đồng thời tới đây sẽ phải tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hình thành tập đoàn của nghị định. Việc thành lập tập đoàn phải đáp ứng đúng yêu cầu, sự cần thiết thành lập và phải qua nhiều lần thẩm định.

Đơn cử Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) xin thành lập tập đoàn, Bộ Quốc phòng phải chỉ đạo xây dựng đề án trình Thủ tướng. Đề án đó phải có ý kiến của các bộ ngành. Trước khi Thủ tướng quyết định thành lập, đề án phải đưa ra tập thể Thường trực Chính phủ cho ý kiến.

* Việc giám sát hoạt động của các tập đoàn đã được quy định trong nghị định như thế nào, thưa ông?

- Thứ nhất là giám sát về tổ chức cán bộ, giám sát việc hình thành nên tổ chức đó. Một trong những băn khoăn là hình thành tập đoàn để có quy mô hội nhập, cạnh tranh..., nhưng có những chỗ trình độ tổ chức và quản lý không theo kịp yêu cầu. Do vậy nghị định có quy định về giám sát việc bổ nhiệm cán bộ thông qua quy định tiêu chuẩn và điều kiện, cũng như trình tự, thủ tục bổ nhiệm. Thứ hai là quy định về giám sát hoạt động kinh doanh, giám sát về ngành nghề kinh doanh, về đầu tư cũng được quy định rõ. Thứ ba là giám sát hoạt động tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh...

* Việc đầu tư chéo và đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính rất khó quản, gây rủi ro cho nền kinh tế. Nghị định mới có điều chỉnh vấn đề này?

- Về đầu tư ra ngoài lĩnh vực chính, nghị định mới quy định các tập đoàn đầu tư ra ngoài phải phát huy được lợi thế của ngành kinh doanh chính, trên nền lĩnh vực chính. Nghĩa là không có chuyện làm dầu khí lại đi kinh doanh thức ăn gia súc. Cũng không được đầu tư ngược, chỉ công ty “mẹ” được đầu tư vào công ty “con” chứ “con” không được đầu tư ngược vào “mẹ”.

Các công ty nhà nước vẫn phải sử dụng tối thiểu 70% tổng nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh chính của mình. Vừa qua có chuyện một số tập đoàn sáp nhập nhiều đơn vị thành viên mà thiếu sự kiểm soát. Nhiều doanh nghiệp địa phương làm ăn khó khăn nhưng có đất đai, có cơ sở vật chất. Một số tập đoàn thay vì thành lập mới đã nhận lại các doanh nghiệp đó, có tập đoàn lên đến 70 thành viên. Thủ tướng đã chỉ đạo tái cấu trúc, những nơi nào không cần thiết thì rút vốn.

Đối với hoạt động đầu tư vào các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán..., theo quy định hiện nay công ty nhà nước chỉ được đầu tư vào mỗi lĩnh vực một doanh nghiệp và mức vốn không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức nhận góp. Hiện nay không có chuyện một tập đoàn hoặc tổng công ty cùng lúc đầu tư vào hai ngân hàng.

* Nghị định mới có quy định gì để gắn chặt trách nhiệm của lãnh đạo tập đoàn với sự lỗ lãi không?

- Nghị định có nhiều quy định để gắn chặt trách nhiệm của người lãnh đạo với vốn nhà nước trong tập đoàn, trong đó có gắn thông qua vấn đề tiền lương. Lương của thành viên hội đồng quản trị trong trường hợp hoàn thành công việc thì thế nào, không hoàn thành thế nào, ứng trước lương ra sao...

Nghị định cũng có quy định ông tổng giám đốc tập đoàn điều hành công ty “mẹ” nếu để lỗ hai năm liên tiếp hoặc không đạt chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hoặc là tình trạng lỗ lãi đan xen nhau không khắc phục được có thể bị miễn nhiệm, trừ trường hợp đặc biệt như thực hiện các nhiệm vụ Nhà nước giao, lỗ đã được duyệt.

Võ Văn Thành - Cẩm Văn Kình

tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Suy thoái kinh tế: Nguy cơ ”dính” kiện bán phá giá cao (13/08/2009)

>   Đổi mới công nghệ sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL: Không thể chần chừ! (13/08/2009)

>   Tỷ lệ thua kiện chống bán phá giá của VN là 70% (13/08/2009)

>   Tiêu thụ thép tăng mạnh (13/08/2009)

>   Mở rộng Khu kinh tế Dung Quất (13/08/2009)

>   Thịt nhập khẩu kém chất lượng: Không chấp nhận chiếu xạ! (13/08/2009)

>   “Việt Nam - cỗ máy năng động của ASEAN” (13/08/2009)

>   Việt Nam và Hoa Kỳ chuẩn bị ký hiệp định hàng không mới (12/08/2009)

>   Việt Nam-Campuchia hợp tác mua bán ngô đỏ (12/08/2009)

>   TPHCM chuẩn bị đấu thầu hai khu "đất vàng” (12/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật