Cơ cấu lại nhân lực nông nghiệp
Lao động rời bỏ nông nghiệp đang là xu thế tất yếu. Đây là một trong số nhiều vấn đề được trao đổi tại Hội thảo “Vai trò của nông nghiệp trong khủng hoảng và tái cơ cấu nền kinh tế”, do Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức ngày 11/8/2009.
GS Arikko, Trường Đại học Kinh Tế Stockholm nhận định, nhiều nước đang phát triển với tốc độ nhanh chóng ở khu vực châu á đang gặp phải vấn đề chung là tỷ lệ nhân công trong nông nghiệp nhiều hơn rất nhiều so với tỷ lệ nông nghiệp trong GDP.
Lấy Việt Nam làm ví dụ, nông dân chiếm 60% tổng lao động và tạo ra 20% GDP; giá trị sản phẩm do nông dân làm ra chỉ bằng 1/3 so với bình quân sản phẩm đầu ra tính theo đầu người đối với mọi ngành nghề.
Đa phần những nhân công trẻ có trình độ học vấn từ cấp ba trở lên, thậm chí mới chỉ hết cấp 2, cũng đều có xu hướng muốn làm việc ở thành thị hơn. Vài ba năm gần đây, Việt Nam chứng kiến sự phát triển rất nhanh trong sản xuất, xây dựng và dịch vụ việc làm tại thành thị. Điều đó dẫn đến tỷ lệ đô thị hóa rất nhanh và không phải lúc nào cũng kiểm soát được.
Lao động trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta đang giảm với tốc độ 800 nghìn - 1 triệu người/năm, và giảm tỷ lệ công việc trong ngành nông nghiệp (bao gồm cả đánh bắt và lâm nghiệp) từ 62% xuống còn 54% chỉ trong vòng 5 năm, đây là một sự thay đổi rất nhanh về cơ cấu nhưng là một thực tế có thể hiểu được.
Việc giảm nhân lực ngành nông nghiệp đã tạo thuận lợi hơn cho sự phát triển của ngành phi nông nghiệp, thu hút hầu hết các lao động mới và một số người muốn rời khỏi ngành nông nghiệp.
GS Arikko nhận định, nếu tốc độ thay đổi cơ cấu nhân lực được duy trì, thì trong 20 năm tới tỷ lệ việc làm của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam sẽ giảm xuống chỉ còn 20-25%, tương đương với Malaysia vào năm 1990.
Có một vấn đề là, với những người nông dân cao tuổi, những người kém thích nghi trong việc chuyển sang công việc mới, thì họ sẽ thích ứng ra sao?
Trong khi, cần phải có cơ giới hóa, vốn nhiều hơn và trang bị công nghệ cho người nông dân, thương mại hóa nhiều hơn và năng suất ngành cao hơn so với thực trạng như hiện nay.
Ngay cả trong trường hợp này, tỷ lệ nông nghiệp trong GDP cũng giảm xuống từ 10 đến 15%, do vậy sản phẩm tính theo đầu người sẽ vẫn chỉ bằng một nửa của mức trung bình quốc gia. Điều này có nghĩa là phần lớn những công việc về nông nghiệp đang tồn tại sẽ biến mất.
Do đó, vấn đề là chính sách nông nghiệp cần thắt chặt vào phần nào và có thể hi vọng gì cho sự phát triển của việc làm trong ngành phi nông nghiệp. Dường như là dư thừa khi thắt chặt chính sách nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng của lao động trong ngành phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, hơn 100% sự tăng lên của công việc và 90 -95% sản phẩm đầu ra là từ ngành phi nông nghiệp, có lẽ sẽ ít ngạc nhiên hơn nếu xem xét chính sách nông nghiệp theo cách này. Nếu phần lớn nông dân có rất ít cơ hội để rời bỏ đồng ruộng của họ, kể cả khi họ muốn vậy thì tăng cường mùa vụ, chuyển sang cây trồng và các loại giống có giá trị cao hơn và có thể là lao động bán thời gian ngoài nông nghiệp sẽ là việc làm cần thiết.
Nhiều người dù đã tìm được việc làm phi nông nghiệp, nhưng họ vẫn muốn giữ lại đất đai canh tác của gia đình, ngay cả khi họ không dùng đến đất này cho các lý do phi kinh tế. Một số khác có thể muốn giữ lại đất để họ có thể trở về bất kỳ lúc nào nếu họ bị mất cơ hội làm việc ở thành phố.
Câu hỏi đặt ra là liệu chính sách nông nghiệp có thể giúp để tạo ra các trang trại hiện đại hay không, nhưng dù sao vấn đề phát triển nông nghiệp nông thôn vẫn đang được quan tâm dù chỉ là ở các chương trình dài hạn. Có thể trong các thập kỷ tới sẽ không có hiện tượng là số lượng công nhân từ nông nghiệp chạy ra bên ngoài sẽ quá lớn đe dọa đến khả năng tồn tại của xã hội nông thôn.
Theo TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn (Ipsard), để xây dựng kế hoạch mang tính thực tế phát triển nông nghiệp nông thôn (bao gồm cả các hoạt động phi nông nghiệp), cần phải tiến hành nhiều bước.
Một là, lập kế hoạch cho cơ sở hạ tầng làng, xã, cung cấp đủ ngân sách cho cơ sở hạ tầng và cần nhớ rằng chúng phải được duy trì bảo dưỡng và không dễ dàng xây dựng.
Hai là, lập kế hoạch cho dịch vụ như dịch vụ y tế, giáo dục, nhằm cải thiện môi trường sống để giữ những người trẻ vẫn lựa chọn làm việc tại khu vực nông thôn. Vì, nếu họ không thể giữ cho con cái họ được khỏe mạnh hoặc giáo dục được con cái họ thì họ sẽ có xu hướng bỏ đi.
Ba là, xây dựng kế hoạch phát triển lực lượng lao động hợp lý trong cho toàn ngành và cả trong ngành phi nông nghiệp, kế hoạch này nên theo quy mô vùng sẽ tốt hơn là quy mô quốc gia.
Bốn là, cần hỗ trợ nâng cao thu nhập ở những nơi mà quy mô nông nghiệp còn nhỏ và ít nông dân hoặc nhân công trong ngành nông nghiệp. Muốn vậy, cần có sự thay đổi về chính sách cho phép sở hữu hoặc thuê trong thời gian dài các nông trại; cho vay để tiến hành cơ giới hóa; làm việc với các ngân hàng để thúc đẩy cho vay để phục vụ thương mại hóa trong nông nghiệp; nâng cao kỹ thuật nhằm mở rộng quy mô hoạt động.
Phong Lan - Chu Khôi
tbktvn
|