Thứ Tư, 12/08/2009 14:29

Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ đối phó với khủng hoảng

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ, mở rộng năm 2009 đã tiến hành cuối tuần qua tại thành phố Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.

Hơn 400 quan chức, học giả và đại diện các công ty xuyên quốc gia của các nước Vịnh Bắc Bộ mở rộng là sự hợp tác tiểu vùng mới nổi trong khuôn khổ hợp tác Trung Quốc - ASEAN, gồm các nước Trung Quốc, Việt Nam, Malaixia, Xingapo, Inđônêxia, Philíppin và Brunây...

Diễn đàn năm nay được các nước Đông Nam Á coi trọng hơn bao giờ hết và đã thu được nhiều thành tựu. Tại diễn đàn lần này, các bên đã nhấn mạnh sự cần thiết và tầm quan trọng của việc triển khai hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Việt Nam Lê Mạnh Hùng cho rằng Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng đã tạo cơ hội cho hợp tác và phát triển trong khu vực. Trung Quốc và ASEAN đều đang phải đối mặt với suy thoái kinh tế. Tuy nhiên, Trung Quốc và ASEAN có 1,9 tỷ dân, với GDP là 6.000 tỷ USD, hai bên có thể hỗ trợ nhau về kinh tế.

Tiến sĩ Shankaran Nambiar của Học viện Nghiên cứu Kinh tế Malaixia, cho rằng: “Malaixia đã ý thức được tầm quan trọng của việc thông qua hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng để tăng cường hợp tác với Trung Quốc, và là điều kiện để Malaixia và Trung Quốc hợp tác rộng lớn hơn”.

Hành lang kinh tế Nam Ninh - Xinhgapo là điểm nhấn mới của diễn đàn năm nay và được nhiều người quan tâm. Đại diện các nước tham dự hội nghị đều cho rằng cần phải nhanh chóng thúc đẩy xây dựng hành lang kinh tế Nam Ninh - Xinhgapo, hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng đường biển và đường bộ Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Hành lang kinh tế Nam Ninh - Xinhgapo chạy từ tam giác châu thổ sông Châu Giang mở rộng đến các nước bán đảo Trung Nam, với khởi điểm là Nam Ninh, Quảng Tây, đi qua Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, đến Xinhgapo, cực Nam bán đảo Malaixia. Hành lang kinh tế được nối với nhau bằng hệ thống đường sắt xuyên Á và đường bộ. Xây dựng vành đai kinh tế Nam Ninh - Xinhgapo sẽ thúc đẩy việc trao đổi xuyên khu vực, xuyên quốc gia các loại tài nguyên và yếu tố sản xuất, hình thành hành lang kinh tế xuyên quốc gia ưu thế bổ sung cho nhau, phân công khu vực, khai thác liên động, cùng nhau phát triển.

Là thành viên mới của Diễn đàn Hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan Alongkorn Ponlaboot cho biết: “Để thúc đẩy thương mại, rất cần thiết phải đẩy nhanh xây dựng giao thông vận tải đường bộ, đường biển và đường hàng không, tôi cho rằng đây là cốt lõi trong xây dựng Vịnh Bắc Bộ mở rộng”. Thứ trưởng Bộ Thương mại Thái Lan còn cho biết: “Là Chủ tịch luân phiên ASEAN, Thái Lan có trách nhiệm và nghĩa vụ hợp tác với Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Thái Lan sẽ dốc sức ủng hộ Vịnh Bắc Bộ mở rộng hợp tác du lịch, năng lượng, nông nghiệp và trao đổi văn hóa”.

Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN cũng là một trong những quan tâm của nhiều đại biểu đó là vừa phải mở cửa thị trường, lại không được bảo hộ mậu dịch, còn phải tránh ngành nghề của các bên bị tác động, nhằm thực hiện ưu thế bổ sung cho nhau, phân công ngành nghề, tạo dựng chuỗi xích ngành nghề, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm khu vực trên thị trường quốc tế”.

Hiện nay vận tải đường biển là gần nhất, nhanh và tiện nhất, Thái Lan mong mở đường biển và đường sắt giữa Nam Ninh và Băng Cốc, thúc đẩy giao thông giữa Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc với các nước Thái Lan, Việt Nam và Lào của ASEAN, mở ra hành lang kinh tế Đông - Tây”.

Ngoài các lĩnh vực hợp tác truyền thống, Diễn đàn lần này còn đề xuất sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác tài chính giữa các nước Vịnh Bắc Bộ mở rộng. Ông Tô Ninh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đề nghị các nước Vịnh Bắc Bộ thúc đẩy hợp tác tài chình, đặc biệt phát hành tín dụng kiểu mới như tín dụng xuyên quốc gia, tạo tiện lợi cho huy động vốn trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông cho biết, Trung Quốc đã quyết định lập “Quỹ Hợp tác đầu tư Trung Quốc - ASEAN” 10 tỷ USD, đồng thời sẽ cấp tín dụng 15 tỷ USD cho các nước ASEAN trong 3 đến 5 năm tới, tạo ra môi trường tài chính tốt đẹp cho sự hợp tác thiết thực của Vịnh Bắc Bộ mở rộng.

Tương lai phát triển của khu vực Vịnh Bắc Bộ mở rộng, sẽ tạo ra hiệu quả thương mại mạnh. Bởi Vịnh Bắc Bộ mở rộng dân số đông, tiềm năng thị trường to lớn; giao thông thuận tiện, giao lưu thương mại dồn dập; kinh tế có tính bổ sung cho nhau, thương mại hàng hóa và dịch vụ có nhu cầu sôi động.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính quốc tế hiện nay, tăng cường hợp tác giữa các nước Vịnh Bắc Bộ mở rộng, giữa các khu vực và tiểu vùng để ứng phó với khủng hoảng là một lựa chọn cần thiết… Theo đó, các nước Vịnh Bắc Bộ mở rộng sẽ đẩy mạnh hợp tác thông qua các tiến triển mới; cơ hội mới, chính sách mới và biện pháp mới trong hợp tác Trung Quốc – ASEAN, tiến tới hoàn thiện các cơ chế, mang tính khả thi cao trong hợp tác kinh tế, thương mại Vịnh Bắc bộ mở rộng trong thời gian sớm nhất.

Đắc Hanh (tổng hợp)

Công Thương

Các tin tức khác

>   FrieslandCampina - hành trình mới của Dutch Lady Việt Nam (12/08/2009)

>   Bàn cách ứng phó với các vụ kiện chống bán phá giá (12/08/2009)

>   Giá bán than tuân thủ nguyên tắc thị trường (12/08/2009)

>   Xử phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản mạnh hơn (12/08/2009)

>   Kinh tế "bơi" qua khủng hoảng nhờ nông nghiệp (12/08/2009)

>   Xuất khẩu vào Mỹ phải tuân thủ luật mới (12/08/2009)

>   Thị trường ôtô lên cơn sốt, người tiêu dùng thiệt (12/08/2009)

>   Kiến nghị có gói kích cầu thứ hai (12/08/2009)

>   Tín hiệu đáng mừng trong quan hệ thương mại Việt – Trung (12/08/2009)

>   Thanh tra, xử lý kịp thời sai phạm trong thực hiện kích cầu (12/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật