Thứ Ba, 18/08/2009 23:45

Áp lực tăng vốn đối với ngân hàng nhỏ

Hầu hết các ngân hàng có mức vốn điều lệ dưới 2.000 tỉ đồng đều đã có kế hoạch tăng vốn lên mức này vào cuối năm nay cho kịp lộ trình tăng vốn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Thế nhưng, các ngân hàng cho rằng đây không phải là thời điểm thuận lợi để phát hành cổ phiếu tăng vốn.

Theo Nghị định 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, vốn pháp định đối với các ngân hàng thương mại cổ phần là 3.000 tỉ đồng vào năm 2010. Vì thế, ngay từ năm ngoái, các ngân hàng đã phải có kế hoạch để tăng vốn dần theo đúng lộ trình đã đặt ra. Mặc dù không có quy định buộc các ngân hàng phải đạt mức vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng vào cuối năm nay, nhưng hầu hết các ngân hàng có vốn dưới mức này đều đang có kế hoạch tăng vốn để giảm bớt phần nào áp lực cho năm sau.

Trong số 38 ngân hàng cổ phần trong nước hiện đang hoạt động thì vẫn còn 22 ngân hàng có mức vốn dưới 2.000 tỉ đồng; trong đó, có vài ngân hàng vừa mới tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng vào đầu năm nay. Đa số các ngân hàng đều chọn phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá, vì cho rằng với mức giá đó, các tổ chức sẽ chấp nhận tiếp tục bỏ thêm vốn.

Phương án bán cho cổ đông chiến lược nước ngoài vẫn luôn được xem xét vì các ngân hàng vẫn liên tục thực hiện các cuộc đàm phán, nhưng vì nhiều lý do kể cả giá chuyển nhượng, nên từ đầu năm đến nay chỉ mới có Ngân hàng Tiên Phong bán 4,9% cho đối tác nước ngoài.

Ông Nguyễn Quốc Sỹ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Miền Tây cho biết, ngân hàng ông đã có kế hoạch tăng vốn từ 1.000 tỉ đồng lên 2.000 tỉ đồng vào cuối năm nay để giảm áp lực tăng vốn theo quy định trong năm sau.

“Tăng vốn thời điểm này khá là khó khăn đối với các ngân hàng nhỏ nhưng nếu các cổ đông tổ chức lớn trong ngân hàng chấp thuận bỏ thêm vốn thì việc phát hành sẽ thành công”, ông Sỹ nói. Tuy nhiên, để giảm áp lực vốn cho cổ đông, Ngân hàng Miền Tây cũng phải chia việc tăng vốn ra làm nhiều giai đoạn.

Đại diện của Ngân hàng Phát triển Nhà TPHCM (HDBank) cho biết, ngân hàng này cũng đã có kế hoạch tăng vốn thêm 450 tỉ đồng để đạt mức 2.000 tỉ đồng vào cuối năm nay. Vị này cũng thừa nhận tăng vốn trong giai đoạn hiện tại là khó nhưng các ngân hàng vẫn phải làm để theo đúng quy định cũng như để nâng cao năng lực tài chính của mình.

Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhỏ cho biết các tổ chức lớn trong nước đang trong thời điểm khó khăn về vốn, các tập đoàn lớn của Nhà nước lại đang bị hạn chế đầu tư ngoài ngành, ngoài ra đa số cổ phiếu của những ngân hàng nhỏ không có thanh khoản cao trên thị trường OTC, nên việc thuyết phục các cổ đông mua thêm cổ phần cũng khá khó khăn.

Danh sách các ngân hàng và vốn điều lệ hiện tại

Stt

Tên ngân hàng

Vốn điều lệ (tỉ đồng)

Trụ sở chính

1

An Bình

2.705

TPHCM

2

Bắc Á

1.314

TP Vinh- Nghệ An

3

Dầu khí Toàn Cầu

1.000

Hà Nội

4

Gia Định

1.000

TPHCM

5

Hàng hải

2.240

Hà Nội

6

Kiên Long

1.000

Kiên Giang

7

Kỹ Thương

3.642

Hà Nội

8

Liên Việt

3.300

Hậu Giang

9

Miền Tây

1.000

Cần Thơ

10

Mỹ Xuyên

1.000

An Giang

11

NamViệt

1.000

TPHCM

12

NamÁ

1.252

TPHCM

13

Ngoài quốc doanh

2.117

Hà Nội

14

Vietcombank

12.100

Hà Nội

15

Bảo Việt

1.500

Hà Nội

16

Nhà Hà Nội

2.800

Hà Nội

17

Phát triển Nhà TPHCM

1.550

TPHCM

18

Phương Nam(*)

2.027

TPHCM

19

Phương Đông

1.474

TP HCM

20

Quân Đội(*)

3.400

Hà Nội

21

Quốc tế

2.000

Hà Nội

22

Sài Gòn(*)

3.299

TPHCM

23

Sài Gòn-Hà Nội

2.000

Hà Nội

24

Sài gòn công thương

1.412

TPHCM

25

Sài gòn Thương Tín(*)

5.115

TPHCM

26

Tiên Phong

1.000

Hà Nội

27

Việt Nam Thương Tín

1.000

Sóc Trăng

28

Việt Nam Tín Nghĩa

1.133

TPHCM

39

Việt Á

1.359

TP HCM

30

Xuất nhập khẩu(*)

7.219

TPHCM

31

Xăng dầu Petrolimex

1.000

Đồng Tháp

32

Á Châu(*)

6.355

TPHCM

33

Đông Nam Á

4.068

Hà Nội

34

Đông Á

2.880

TPHCM

35

Đại Dương

2.000

Hải Dương

36

Đại Tín

1.000

Long An

37

Đại Á

1.000

Đồng Nai

38

Đệ Nhất

1.000

TPHCM

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

(*): các ngân hàng đã nhận được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước để tăng vốn.

T.Triều

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Quản lý thuế với kinh nghiệm từ Singapore (18/08/2009)

>   Bài toán phát triển dịch vụ (18/08/2009)

>   MB phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn đợt 2/2009 (18/08/2009)

>   OceanBank "bắt tay" ngân hàng "đàn anh" BIDV (18/08/2009)

>   Ngân hàng rầm rộ khuyến mại các loại thẻ (18/08/2009)

>   Nhân sự ngân hàng: Thừa và thiếu! (18/08/2009)

>   Mua bảo hiểm: “Tiền nào, của nấy” (18/08/2009)

>   Ngày 18/08, vàng tăng giá trở lại (18/08/2009)

>   Hỗ trợ lãi suất: Không nên cắt đột ngột! (18/08/2009)

>   Sát cánh với sự phát triển của ĐBSCL (18/08/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật