Thứ Hai, 08/06/2009 14:07

Ghế sếp lớn Citigroup và BoA bị đốt nóng

Nguy cơ mất chức đang ráo riết đeo bám hai giám đốc điều hành (CEO) của hai ngân hàng hàng đầu nước Mỹ: Bank of America (BoA) và Citigroup.

Giá cổ phiếu đang tăng mạnh của BoA và Citi trong thời gian qua có lẽ không đủ để các nhà chức trách Mỹ từ bỏ ý định sa thải các sếp lớn tại hai nhà băng này.

Một bài báo đăng ngày thứ Sáu tuần trước trên tờ Wall Street Journal loan tin, Chính phủ Mỹ đang cân nhắc chuyện sa thải CEO Vikram Pandit của Citigroup. Hiện ông Pandit đang đối mặt với mối quan hệ không hề xuôi chèo mát mái với bà Chủ tịch Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) Sheila Bair. FDIC là một trong những cơ quan giám sát hoạt động giải cứu hệ thống tài chính Mỹ.

Trong khi đó, tại BoA, cũng trong ngày thứ Sáu, dưới áp lực từ phía Chính phủ Mỹ, ngân hàng này đã phải chỉ định 4 thành viên độc lập tham gia vào Hội đồng Quản trị gồm 18 thành viên để tăng cường công tác lãnh đạo. Sự kiện điều chỉnh ban lãnh đạo ở BoA càng gia tăng áp lực mất chức đối với CEO Lewis.

Sự điều chỉnh này diễn ra chỉ 1 tháng sau khi cổ đông của BoA tước ghế Chủ tịch Hội đồng quản trị của ông Lewis. Cũng ngay trong tuần này, BoA đã thay thế Giám đốc kiểm soát rủi ro. Đầu năm nay, Citigroup thay Chủ tịch Hội đồng quản trị.

Nguyên nhân dẫn tới nguy cơ mất chức của hai sếp lớn tại BoA và Citigroup không gì khác chính là những sai lầm của họ để xảy ra tình trạng thua lỗ nghiêm trọng trong lần khủng hoảng này. Ngoài ra, hai vị CEO này cũng không lường trước được những diễn biến tiêu cực của cuộc khủng hoảng để phòng tránh rủi ro.

Đặc biệt, CEO Lewis còn hứng chịu sự chỉ trích nặng nề khi lãnh đạo BoA thâu tóm ngân hàng đầu tư Merrill Lynch, khiến BoA chịu thêm nhiều thiệt hại lớn. Ngày 11/6 tới, ông Lewis tiếp tục phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ về vụ mua lại này.

Pandit nhậm chức tại Citigroup vào tháng 12/2007 và “thừa hưởng” một loạt vấn đề gai góc tại ngân hàng này. Trong khi đó, Lewis được xem là “kiến trúc sư” của phần lớn BoA hiện nay, và đã nắm chức CEO của nhà băng này từ năm 2001.

Trong lần khủng hoảng này BoA và Citi là hai ngân hàng nhận được nhiều vốn cứu trợ nhất từ phía Chính phủ Mỹ. Từ tháng 10 năm ngoái tới nay, Chính phủ Mỹ đã bơm cho BoA và Citigroup mỗi ngân hàng 45 tỷ USD. Thêm vào đó, Chính phủ Mỹ còn bảo lãnh 118 tỷ USD tài sản độc hại cho BoA và 301 tỷ USD tài sản xấu cho Citigroup.

Tháng 4 vừa qua, cả BoA và Citi cùng cống bố kết quả kinh doanh quý 1 tốt đẹp hơn dự kiến. Kết quả cuộc kiểm tra năng lực 19 ngân hàng lớn nhất nước Mỹ do Chính phủ nước này tiến hành cũng cho thấy, BoA và Citi không cần huy động thêm quá nhiều vốn như lo ngại trước đó.

Những thông tin này, cộng với niềm tin của thị trường về triển vọng phục hồi kinh tế, đã kéo giá cổ phiếu của BoA và Citi, cũng như nhiều ngân hàng Mỹ khác, tăng mạnh trong thời gian qua.Từ giữa tháng 3 tới nay, giá cổ phiếu của Citigroup đã tăng gấp 3 lần, giá cổ phiếu của BoA tăng gấp 4 lần.

Tuy nhiên, sự lên giá cổ phiếu này không thể làm dịu bớt những áp lực mất chức đối với CEO Lewis và CEO Pandit, cũng như những điều chỉnh lớn khác trong ban lãnh đạo của BoA và Citi.

Kiều Oanh

TBKTVN

Các tin tức khác

>   Kinh tế Áo có nguy cơ rơi vào thiểu phát (08/06/2009)

>   Sharp tăng cường sự hiện diện ở Trung Quốc (08/06/2009)

>   Kinh tế Nga đang đối mặt làn sóng thứ hai của cuộc khủng hoảng (08/06/2009)

>   Trung Quốc có thể mua 50 tỷ USD trái phiếu của IMF (08/06/2009)

>   Kinh tế Đức sẽ giảm 6,2% trong năm 2009 (08/06/2009)

>   Giá dầu sẽ tiếp tục tăng? (08/06/2009)

>   Đối thoại kinh tế cấp cao Trung - Nhật lần thứ hai (08/06/2009)

>   Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao (07/06/2009)

>   Giá dầu lặp lại nhịp tăng sốc năm 2008 (07/06/2009)

>   Nhân dân tệ sẽ “soán ngôi” đôla Mỹ? (07/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật