Thứ Hai, 08/06/2009 10:25

Đối thoại kinh tế cấp cao Trung - Nhật lần thứ hai

Cuộc đối thoại kinh tế cấp cao lần thứ 2 giữa Trung Quốc và Nhật Bản, khai mạc ngày 7/6 tại thủ đô Tôkyô của Nhật Bản, là diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế và thương mại song phương, theo đó hỗ trợ nhau phát triển bởi tính bổ sung và mức độ trông dựa lẫn nhau rất rõ rệt giữa hai thực thể kinh tế lớn nhất khu vực châu Á này.

Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản; trong khi Nhật Bản là bạn hàng lớn thứ 3 và là nhà đầu tư lớn thứ 2 của Trung Quốc. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã khiến cả hai nước đều phải chịu những tác động không nhỏ. Trong 4 tháng đầu năm nay, kim ngạch buôn bán song phương đã giảm 23% và đầu tư của Nhật vào Trung Quốc cũng giảm xấp xỉ 15% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nói một cách tương đối, tình hình kinh tế Nhật Bản có thể đã trở nên "bi đát" hơn, với tỷ lệ thất nghiệp vọt lên mức cao nhất trong lịch sử, trong khi khu vực ngoại thương đã xuất hiện “đèn đỏ” - mức báo động mà mọi người phải e ngại. Tuy vậy, Bộ Trưởng Tài chính Nhật Bản mới đây cho rằng nền kinh tế nước này đã “chạm đáy” suy thoái, bằng chứng là xuất khẩu sang Trung Quốc và một số nước châu Á đang phục hồi trở lại.

Trong quan hệ kinh tế và thương mại Trung-Nhật, Trung Quốc từ lâu đã ở trong tình trạng nhập siêu, do sự khác biệt và thua kém về cơ cấu ngành nghề. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng đang tác động mạnh tới nền kinh tế toàn cầu, Nhật Bản đã nêu “ý tưởng về một châu Á mới”, và hy vọng tại cuộc đối thoại cấp cao lần này, sẽ ký với Trung Quốc bản Bị vong lục hợp tác.

Báo chí Trung Quốc đưa tin gần đây tại Nhật Bản lại xuất hiện làn sóng đòi hạn chế nhập khẩu hàng hoá Trung Quốc. Với lý do chất lượng hoa tươi của Trung Quốc không đạt yêu cầu, Nhật Bản đã giảm 10% lượng hàng nhập khẩu. Rất nhiều người cho rằng hàng Nhật vào Trung Quốc quá nhiều trong khi sản phẩm xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật lại giảm đi nên mới dẫn đến tình trạng Bắc Kinh nhập siêu tới 35,4 tỷ USD trong quan hệ thương mại với Tôkyô.

Trả lời phỏng vấn tờ “Quốc tế thương báo”, Viện trưởng Viện nghiên cứu hợp tác kinh tế và thương mại thuộc Bộ Thương mại Trung Quốc, Lý Quang Huy, nhận định trong thời kỳ đầu 2 bên triển khai trao đổi buôn bán, Trung Quốc quả thực đã “nếm đủ vị”, song từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước trở đi, cùng với việc hai nước triển khai sâu rộng các hoạt động buôn bán và trao đổi kinh tế, tình hình đã có nhiều thay đổi. Tính bổ sung trong buôn bán giữa hai nước rất mạnh. Trong một số lĩnh vực, sản phẩm nhập khẩu từ Trung Quốc đã có sức cạnh tranh tương đối cao. Nói tóm lại, sức cạnh tranh của hàng hóa Nhật Bản cao hơn Trung Quốc, nhưng nếu cho rằng sản phẩm của Trung Quốc luôn ở thế “bị động” cũng là sai lầm.

Lương Ngọc Chấn

TTXVN

Các tin tức khác

>   Mỹ đối mặt với nguy cơ lạm phát cao (07/06/2009)

>   Giá dầu lặp lại nhịp tăng sốc năm 2008 (07/06/2009)

>   Nhân dân tệ sẽ “soán ngôi” đôla Mỹ? (07/06/2009)

>   Mattel bị phạt 2,3 triệu USD vì bán đồ chơi chứa chì (07/06/2009)

>   Mụ phù thủy Phố Wall (07/06/2009)

>   Thương hiệu Saturn đã tìm được chủ nhân mới (07/06/2009)

>   Wall St. tuần tới: Dõi theo kế hoạch hoàn trả TARP của các ngân hàng (06/06/2009)

>   Ngân hàng thứ 37 của Mỹ đổ vỡ trong năm 2009 (06/06/2009)

>   Trung Quốc: Những số liệu "vô lý" (06/06/2009)

>   Vênêxuêla tăng cường vai trò nhà nước trong lĩnh vực dầu khí (06/06/2009)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật