Chủ Nhật, 16/11/2008 22:59

Sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhà nước phải đăng ký giá  

Gas là một trong các mặt hàng phải quản lý giá để ổn định thị trường. Ngày 13/11, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 104/2008/TT-BTC. Theo đó, các sản phẩm, dịch vụ của tập đoàn kinh tế, tổng công ty, công ty cổ phần, công ty TNHH có trên 50% vốn sở hữu nhà nước trong vốn điều lệ doanh nghiệp sẽ phải đăng ký giá với các cơ quan quản lý giá. 

Thông tư quy định, mức giá đăng ký là giá do doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh quyết định tính theo nguyên tắc, phương pháp Chính phủ quy định. Quy chế tính giá do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành và các bộ, ngành quản lý sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Trong văn bản đăng ký giá, doanh nghiệp phải dự kiến thời gian mức giá có hiệu lực, thuyết minh cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mức giá đăng ký. Đồng thời, doanh nghiệp công bố công khai thông tin về giá, niêm yết giá bán đã đăng ký công khai trong toàn hệ thống; có trách nhiệm thực hiện đúng giá niêm yết và chấp hành các biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật khi thị trường có biến động bất thường.

Cũng theo thông tư trên, tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo danh mục Nhà nước quản lý giá đều phải kê khai giá. Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phải gửi văn bản kê khai giá cho cơ quan tiếp nhận kê khai giá (bao gồm kê khai giá lần đầu, kê khai lại giá).

Mức giá kê khai là giá bán cho khách hàng do doanh nghiệp sản xuất kinh doanh quy định hoặc mức giá mà doanh nghiệp đã thỏa thuận được với khách hàng. Kê khai lại giá được thực hiện khi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh điều chỉnh tăng hoặc giảm giá so với mức giá của lần kê khai trước và liền kề.

Thông tư cũng quy định các điều kiện để điều chỉnh giá các mặt hàng thiết yếu trong nước. Khi giá thị trường trong nước của hàng hóa, dịch vụ có biến động bất thường, trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế... mặt hàng xăng, dầu sẽ thực hiện theo quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ-CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Các mặt hàng khác, gồm, xi măng, thép xây dựng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, thóc (lúa), thuốc phòng, chữa bệnh cho người được phép điều chỉnh nếu giá bán lẻ trên thị trường tăng từ 15% trở lên trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục.

Các mặt hàng gas, phân bón hóa học, muối, sữa, đường ăn, gạo tẻ thường, cước dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường sắt loại ghế ngồi cứng, một số loại thức ăn chăn nuôi gia súc (ngô, đậu tương, khô dầu đậu tương)... cũng được điều chỉnh giá nếu trong thời gian tối thiểu 15 ngày liên tục giá bán tăng từ 20% trở lên so với giá thị trường trước khi có biến động.

công thương

Các tin tức khác

>   Để tiếp cận có hiệu quả các nguồn lực tài chính (16/11/2008)

>   Cuối năm, vận hành nhiều công trình điện (16/11/2008)

>   Bloomberg: Việt Nam quan trọng trong mắt nhà xuất khẩu thế giới (16/11/2008)

>   Diễn đàn thế giới lần thứ nhất của doanh nhân Việt Nam: Cầu nối với quê hương   (16/11/2008)

>   Nói chung là: Tránh voi... (16/11/2008)

>   Môi giới gặp nạn  (16/11/2008)

>   Tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất kính (16/11/2008)

>   33.497 ha đất cho đô thị cảng-công nghiệp Phú Mỹ (16/11/2008)

>   Nhập siêu có nguy cơ tăng tiếp (16/11/2008)

>   Xuất khẩu giày dép sẽ chạm ngưỡng 4,5 tỷ USD (16/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật