Chủ Nhật, 16/11/2008 22:26

Bloomberg: Việt Nam quan trọng trong mắt nhà xuất khẩu thế giới

Cùng với Reuters và một số hàng truyền thông khác đang đặt vấn đề mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, Chủ tịch công ty nắm giữ 1/3 thị phần truyền thống thế giới Bloomberg, ông Peter Grauer đã có gần 3 ngày làm việc tại Việt Nam. VietNamNet có cuộc trao đổi về mối quan tâm của Chủ tịch hãng tin tài chính hàng đầu thế giới này tới thị trường Việt Nam (VN).

VN quan trọng trong mắt nhà xuất khẩu thế giới

- Lí do nào thúc đẩy ông lần đầu tiên tới thăm VN vào thời điểm này?

Chủ tịch Bloomberg, Peter Grauer: Tôi nhìn thấy ở đây rất nhiều cơ hội cho Bloomberg và quan trọng hơn là cơ hội cho VN. Chúng tôi muốn tận dụng cơ hội để mở rộng thị trường tại đây.

Trong số 161 nền kinh tế mà Bloomberg theo dõi, VN là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong 12 tháng qua. VN đang bước đầu phát triển thị trường tài chính. TTCK, thị trường nợ còn rất non trẻ, và chưa có nhiều những bằng chứng hiện hữu của các dạng thị trường này. Và để thấy một sự biến chuyển đáng kể thì sẽ cần một khoảng thời gian dài nữa.

Tuy nhiên, trong đánh giá của các nhà xuất khẩu trên thế giới, VN giữ vai trò quan trọng nhờ quy mô dân số và tốc độ phát triển kinh tế. Do đó, việc sẵn sàng cung cấp các thông tin là điều rất quan trọng.

Chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin đa dạng và đẩy đủ cho các nhà đầu tư trên toàn cầu, nhờ đó, họ ra quyết định lựa chọn đầu tư vào VN hay Thái Lan hay một nước nào khác.

Mục tiêu của Bloomberg tại VN là mang đến cho thế giới những thực tế khách quan về nền kinh tế VN, làm sao để thị trường tài chính VN được thế giới chú ý, đồng thời mang lại cho người VN sự nhận thức rõ hơn về các công cụ, dịch vụ tài chính.

Những bài viết về VN giúp các nước biết về sự hiện diện của các bạn, đồng thời, chúng tôi sẽ giúp VN có được những kinh nghiệm trưởng thành từ các quốc gia khác trên thế giới: những cách thức hoạt động, những sai lầm mà các nước đã phạm phải, đặc biệt trong 12-18 tháng qua.... Nghĩa là sự phát triển của Bloomberg ở đây sẽ có lợi cho chính VN các bạn. Chúng tôi có thể cùng các đối tác tại VN hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tài chính cũng như vào quá trình minh bạch hóa của VN.

- Trong khi hoạt động kinh tế, tài chính cực kỳ sôi động ở Mỹ, EU và các nền kinh tế phát triển, điều gì khiến Bloomberg chú trọng vào những thị trường mới nổi như VN?

Nếu nhìn vào lịch sử phát triển trong vài năm qua, bạn sẽ thấy rằng các thị trường mới nổi đã cung cấp những cơ hội khổng lồ của sự phát triển năng lực.

Do đó, chúng tôi có nhân viên kinh doanh, những nguồn tin, những người làm tin tại thực địa để viết những câu chuyện tuyệt vời về các thị trường đó. Động lực của điều đó chính là việc cộng đồng các nhà đầu tư nhìn thấy những cơ hội tuyệt vời ở các thị trường mới nổi.

Nói cách khác, chúng tôi nhìn thấy nhu cầu thông tin từ thị trường, và chúng tôi là người sẵn sàng cung cấp thông tin và viết nên những câu chuyện.

Giúp VN nhìn thị trường tài chính thế giới và ngược lại

- Ông có thể nói rõ hơn kế hoạch phát triển của Bloomberg tại VN?

Giống như kế hoạch phát triển ở 160 quốc gia khác, tại VN, mục tiêu của Bloomberg là trở thành nhà cung cấp tại chỗ được lựa chọn để xem các thông tin, phân tích, cung cấp cơ sở dữ liệu ở địa phương. Hàng triệu người cùng sử dụng dịch vụ thông tin của Bloomberg sẽ cùng truy cập vào một thông tin giống nhau.

VN sẽ là một thị trường rất quan trọng cũng như các thị trường châu Á, thị trường Nga, để giúp người địa phương nhìn vào thị trường tài chính thế giới và thế giới nhìn vào thị trường tài chính của VN. Các dòng thông tin, sự minh bạch sẽ giúp mọi người có thể tự trang bị thông tin để thích ứng, đầu tư và tiến hành các hoạt động khác ở những nước mà Bloomberg hoạt động.

Qua hơn 10 năm có mặt tại VN, Bloomberg luôn theo sát diễn biến kinh tế tại VN và được các cơ quan chức năng của VN hỗ trợ tích cực.

- Về thị trường VN, Bloomberg quan tâm tới những dạng thông tin như thế nào?

Chúng tôi viết về thị trường về nền kinh tế địa phương, những sự kiện phản ánh điều gì đang diễn ra trong các hoạt động sản xuất kinh doanh ở đất nước này. Đó là điều mà lãnh đạo Bloomberg muốn chuyển tải qua các kênh truyền hình, website, đưa về quá trình tiến hành đổi mới cải cách của VN, về thị trường báo hiểm... Chúng tôi có nguồn lực tốt để đảm bảo thông tin chính xác.

Thông tin phải nhanh, chính xác dù ảnh hưởng xấu tới thị trường

- Thời điểm này, thị trường tài chính thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, mỗi thông tin được đưa ra trên thị trường sẽ ảnh hưởng tới tâm lý và hành xử của nhà đầu tư. Vậy Bloomberg xác định vị trí của mình ở đâu trong việc đưa tin về khủng hoảng?

Chúng tôi sẽ làm như chúng tôi đã làm trong 27 năm qua để tạo dựng được lòng tin với người sử dụng. Chúng tôi buộc phải đưa những thông tin về khủng hoảng, dù nó ảnh hưởng tới thị trường hay ảnh hưởng tới giá trị của đầu tư trên thế giới.

Với sự phát triển của Internet ngày nay, mọi người sẽ có được thông tin, các báo cáo một cách chính xác và công bằng dù họ đang ở các điểm khác nhau trên thế giới.

Mức độ bao phủ thông tin rộng lớn của Bloomberg đã góp phần giúp các nước nắm sâu hơn những diễn biến tổng thể của kinh tế thế giới, qua đó có thể hợp sức giải quyết các vấn đề nảy sinh hiệu quả hơn.

- Vào thời điểm khủng hoảng hiện nay, theo ông, nhà đầu tư quan tâm tới những dạng thông tin như thế nào? Và bản thân thông tin Bloomberg cung cấp cho nhà đầu tư có gì khác với các hãng tin khác để cạnh tranh và phát triển?

Thời điểm này các nhà đầu tư vẫn cần những thông tin như mọi thời điểm khác: chính xác và nhanh chóng, qua đó họ có thể đánh giá về thông tin và tình hình kinh tế tài chính và những gì đang diễn ra vào thời điểm đó. Khách hàng tìm đến nhờ hàng trăm câu chuyện chúng tôi viết, tốc độ nhanh chóng của thông tin mà các nhà đầu tư quan tâm trên khắp thế giới.

Với khoảng 350 nghìn người sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp, hàng triệu người truy cập vào trang điện tử, xem truyền hình, Bloomberg được biết đến với số lượng, tốc độ và chất lượng thông tin. Đó cũng là điều Bloomberg dự định thúc đẩy trong tương lai: các nhà đầu tư tài chính, các nhà ngân hàng, những người ở cả bên bán và bên mua, họ tìm tới những hãng tin có uy tín lớn như chúng tôi và những thông tin họ có khả năng tận dụng để quyết định kinh doanh để thu lợi.

Đó cũng là điều mà Bloomberg với 27 năm hoạt động của mình mong muốn hướng tới, cả những đồng nghiệp ở VN hay New York hay bất cứ nơi nào khác trên thế giới.

- Bản thân cuộc khủng hoảng tác động tới Bloomberg như thế nào khi thị trường tài chính có quá nhiều biến động?

Nền kinh tế suy thoái, mọi người đều phải làm việc chăm chỉ hơn để đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ tốt hơn, và rộng lớn hơn. Năm 2008 là năm kỷ lục với Bloomberg với việc mở rộng hoạt động khoảng 6%.

Để giữ mức phát triển này chúng tôi sẽ phải nỗ lực thêm nhiều trong năm 2009, nhất là trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế khiến thu nhập của người dân giảm, lượng người thất nghiệp tăng, lượng khách hàng đăng ký sử dụng tin của Bloomberg cũng sẽ bị ảnh hưởng. Sự suy giảm về quy mô dịch vụ tài chính toàn cầu sẽ phải mất vài năm để khôi phục, và hoạt động của hãng tin sẽ phải thông tin nhiều hơn về những tác động, những diễn biến mới, và sẽ vất vả hơn.

Năm 2008, chúng tôi đã đạt kỷ lục và năm 2009 sẽ cũng sẽ là một năm bận rộn để thông tin kịp thời về những diễn biến mới của thị trường.

- Liên quan đến khủng hoảng tài chính, là người đứng đầu của một hãng tin tài chính hàng đầu thế giới, theo ông, thời điểm nào cuộc khủng hoảng sẽ chấp dứt và nền kinh tế phục hồi?

Không ai biết câu trả lời cho câu hỏi của bạn. Nhưng tôi tin cuối năm nay sẽ là thời điểm tồi tệ nhất. Tốc độ tăng trưởng của VN sẽ bị ảnh hưởng như với bất kỳ quốc gia nào khác. Kinh tế Mỹ đi xuống nhanh chóng, và có người bi quan rằng đây mới là giai đoạn đầu của suy thoái kinh tế.

Mỹ và các nước đang cố gắng thoát khỏi cuộc khủng hoảng này nhưng tôi nghĩ chúng ta sẽ không thể thấy những điều chúng ta muốn được thấy cho tới cuối năm 2009, thậm chí là sáng năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới cũng sẽ bị ảnh hưởng trong một vài năm tới. Theo dự tính, thế giới sẽ mất hơn 160 nghìn việc làm, bị mất khoảng 650 tỷ USD trong thị trường chứng khoán và thiệt hại trong thương mại, sẽ phải đầu tư thêm 600 tỷ USD tiền mặt. Đó sẽ là một chặng đường dài trước khi tình hình ổn định. Thế giới sẽ vất vả để khôi phục lại giá trị thị trường.

Phương Loan

vietnamnet

Các tin tức khác

>   Diễn đàn thế giới lần thứ nhất của doanh nhân Việt Nam: Cầu nối với quê hương   (16/11/2008)

>   Nói chung là: Tránh voi... (16/11/2008)

>   Môi giới gặp nạn  (16/11/2008)

>   Tháo gỡ khó khăn cho ngành sản xuất kính (16/11/2008)

>   33.497 ha đất cho đô thị cảng-công nghiệp Phú Mỹ (16/11/2008)

>   Nhập siêu có nguy cơ tăng tiếp (16/11/2008)

>   Xuất khẩu giày dép sẽ chạm ngưỡng 4,5 tỷ USD (16/11/2008)

>   Nhiều nước muốn hợp tác khai thác, chế biến titan với Việt Nam (16/11/2008)

>   Tản mạn chuyện thuế bia và uống bia (15/11/2008)

>   Quy hoạch trung tâm TPHCM dưới góc nhìn toàn cục (15/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật