Thứ Bảy, 01/11/2008 08:02

Quy hoạch phát triển ngành Bia-Rượu-Nước giải khát phải gắn với quản lý chặt chẽ chất lượng

Tại hội thảo lần đầu tiên góp ý cho dự thảo Quy hoạch phát triển ngành Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 do Bộ Công Thương tổ chức sáng 31/10, nhiều đại biểu tham dự đều khẳng định: việc triển khai thực hiện quy hoạch này phải gắn với quản lý chất lượng chặt chẽ vì hiện nay, thị trường sản xuất rượu, bia đang bộc lộ nhưng sơ hở không kiểm soát được, gây tổn hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Các đại biểu đề nghị cần xem xét lại Bộ tiêu chuẩn về vấn đề an toàn sức khỏe người sử dụng để tương ứng với lộ trình hội nhập song song với lộ trình nâng cấp môi trường sản xuất.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam cho rằng thời gian qua, việc đầu tư tràn lan không có quy hoạch đã dẫn đến hậu quả nhiều doanh nghiệp nhà nước phải gánh chịu hậu quả, mà ngành Bia-Rượu-Nước giải khát là một ví dụ. Việc xây dựng quy hoạch không chỉ gắn với hiệu quả mà còn phải gắn với quản lý chất lượng sản phẩm.

Theo Tổng giám đốc Tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) Nguyễn Quang Minh: xây dựng Quy hoạch phát triển ngành Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam phải gắn với nhu cầu tiêu dùng, vùng tiêu thụ và có tính đến việc mở rộng xuất khẩu sản phẩm ra khu vực các nước Đông Nam Á. Vấn đề xuất khẩu cũng phải xem lại mặt hàng nào cần xuất, mặt hàng nào không cần xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Trên thực tế SABECO đã tham gia xuất khẩu để quảng bá hình ảnh của mình trên thị trường thế giới. Việc giảm nhập khẩu malt hoặc đại mạch (nguyên liệu cho sản xuất bia) là mong muốn của các doanh nghiệp trong ngành, tuy nhiên ông Minh bày tỏ sự lo ngại đối với nguyên liệu trong nước do Chương trình trồng đại mạch trong nước dần thay thế nhập khẩu cho ngành bia chưa thành công. Về ngành sản xuất nước giải khát, nguyên liệu cũng hầu hết là nhập khẩu do chúng ta chưa xây dựng được các vùng nguyên liệu có quy mô lớn, canh tác với kỹ thuật cao, trong khi đó, nhiều loại quả trong nước có thể làm nguyên liệu cho sản xuất rượu vang và nước giải khát nhưng chất lượng lại chưa đảm bảo và số lượng không ổn định. Việt Nam có thể chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất nhưng phải bắt đầu từ đầu tư, xây dựng quy hoạch, giống phù hợp với thổ nhưỡng, chăm bón tốt và khâu sau thu hoạch.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Chính sách công nghiệp, đơn vị soạn thảo quy hoạch cho biết: nếu năm 2000, ngành Bia-Rượu-Nước giải khát Việt Nam đóng góp cho ngân sách nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác 3.271 tỷ đồng thì đến năm 2007, con số này đã tăng lên gấp 3 lần, chiếm 3,3% tổng mức thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm cho trên 36 ngàn lao động. Tuy nhiên, vấn đề nổi lên của ngành hiện nay là công tác quản lý Nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm còn lỏng lẻo, để tồn tại các sản phẩm chất lượng kém, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các loại nước khoáng, nước tinh lọc không có giấy chứng nhận của Bộ Y tế hay Sở Y tế vẫn được lưu thông và bán công khai trên thị trường.

Một trong những giải pháp được đưa ra trong dự thảo Quy hoạch là kiên quyết không cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án quy mô quá nhỏ và các dự án áp dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu không đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả Nghị định 40/2008/NĐ-CP ngày 7/4/2008 của Chính phủ quy định về sản xuất và kinh doanh rượu để tránh thất thu thuế và đặc biệt là quản lý được chất lượng rượu, tránh ngộ độc cho người dùng.

ttxvn

Các tin tức khác

>   Kinh tế tháng 10: Duy trì ổn định trước những bất ổn và suy giảm của nhiều nền kinh tế trên thế giới (01/11/2008)

>   Tập đoàn dầu khí quốc gia VN: Hoàn thành các chỉ tiêu trước 2 năm (01/11/2008)

>   Mở cửa thị trường bán lẻ: DN cần có chiến lược phù hợp (01/11/2008)

>   Việt Nam sẵn sàng đưa ra quyết định khởi động chương trình điện hạt nhân (01/11/2008)

>   Niên vụ cà phê 2007-2008, ngành cà phê Việt Nam vượt ngưỡng xuất khẩu 2 tỷ USD (31/10/2008)

>   1.500 MW nhiệt điện Cà Mau lên lưới (31/10/2008)

>   Cá tra Việt Nam lại vấp phải rào cản mới từ Mỹ (31/10/2008)

>   Dự án cầu Vĩnh Thịnh được Quỹ EDCF (Hàn Quốc) hỗ trợ (31/10/2008)

>   Đầu tư 1% doanh thu là đạt yêu cầu (31/10/2008)

>   Hàng dệt may - thời trang Việt Nam: Chỉ cạnh tranh ở mức giá thấp (31/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật