Thứ Hai, 03/11/2008 06:15

Từ hoạt động của PVN

Nên để các tập đoàn hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, trong 2 ngày 30 và 31-10, Tập đoàn Dầu Khí Quốc gia Việt Nam (PVN) đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả bước đầu sau 2 năm hoạt động theo mô hình tập đoàn.

Được hình thành từ việc tổ chức lại Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam, chỉ trong 2 năm, PVN đã nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức với 4 tổng công ty TNHH 1 thành viên, 9 tổng công ty cổ phần, 4 công ty TNHH, 5 công ty cổ phần, 1 công ty liên doanh, 1 viện nghiên cứu và 6 ban quản lý dự án. Với mô hình mới này, PVN đã cơ bản khắc phục được những tồn tại của mô hình tổng công ty trước đây. Quan hệ giữa tập đoàn với các đơn vị thành viên không còn mang tính hành chính, vai trò điều hành về chiến lược, công nghệ, thị trường của tập đoàn với các đơn vị thành viên được thực hiện sát sao hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt, cơ chế tài chính mới cũng đã tạo điều kiện cho tập đoàn phát triển tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của ngành dầu khí…

Tuy nhiên, PVN hiện cũng gặp không ít những khó khăn và vướng mắc. Về cơ cấu tổ chức và quản lý, hiện nay, PVN đang thay mặt nhà nước quản lý các hoạt động dầu khí, đầu tư tài chính vào các công ty thành viên, thực hiện việc điều tiết sản xuất, kinh doanh ở các đơn vị thông qua người đại diện phần vốn của nhà nước, còn các hoạt động sản xuất được giao cho đơn vị thành viên trực tiếp thực hiện. Cách làm này chỉ thực sự phù hợp cho giai đoạn đầu khi mới hình thành. Kinh nghiệm của các tập đoàn dầu khí thành công ở trong khu vực và trên thế giới cho thấy, để hoạt động hiệu quả và thành công thì về lâu dài tập đoàn (công ty mẹ)ï cần phải có hoạt động sản xuất kinh doanh trực tiếp.

Một vấn đề nữa là việc đầu tư của các đơn vị thành viên. Nhiều đại biểu cho rằng, phần lớn đơn vị thành viên đang hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, lựa chọn mô hình kinh doanh đa ngành, do đó đã không tránh khỏi sự trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ của mình, dẫn đến tình trạng việc đầu tư không hiệu quả. Một vướng mắc nữa là nguồn quỹ phúc lợi của tập đoàn bị hạn chế (do không có quỹ tập trung của toàn tập đoàn). Điều này khiến cho tập đoàn không có nguồn quỹ để động viên, khen thưởng, khích lệ tinh thần làm việc của người lao động, dễ dẫn đến tình trạng biến động lao động, nhất là đối với các nhân sự bậc cao…

Nhiều đại biểu cho rằng, nhà nước nên sớm có quy định cụ thể về cơ chế tài chính đối với các tập đoàn kinh tế, nên để các tập đoàn hoạt động theo mô hình của một doanh nghiệp, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. 

SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp vận tải biển lo lắng vì cước giảm mạnh (02/11/2008)

>   Diễn đàn thế giới lần thứ nhất của các doanh nhân Việt Nam tại Pháp (02/11/2008)

>   Cần tăng ngân sách thực thi mô hình nông thôn mới (02/11/2008)

>   ĐBSCL: Lúa, cá chờ người mua (02/11/2008)

>   Chủ động phòng ngừa suy giảm kinh tế (02/11/2008)

>   Bàn cách cứu cà phê (01/11/2008)

>   Lẫn lộn vai trò đầu tư và quản lý chung cư (01/11/2008)

>   Kim ngạch buôn bán giữa Việt Nam - Mông Cổ sẽ đạt 10 triệu USD vào năm 2010 (01/11/2008)

>   Thực hiện phương án tối ưu, đảm bảo hài hòa các lợi ích (01/11/2008)

>   Cải cách hành chính thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh (01/11/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật