Thứ Ba, 21/10/2008 06:41

Vẫn chưa giải được bài toán giá xăng

Bài toán giá xăng không ai giải được khi chưa có công bố minh bạch về giá mua vào, số lượng dự trữ, hạch toán của doanh nghiệp

Việc giảm giá xăng của các doanh nghiệp (DN) cho thấy ít nhiều họ đã nhận ra trách nhiệm xã hội với người tiêu dùng, đặc biệt trong bối cảnh kiềm chế lạm phát. Cái cần bàn là vì sao mức giảm chỉ nhỏ giọt mỗi lần 500 đồng/lít, rất tự phát, chưa có chỉ đạo chung. Và như vậy, dường như mặt hàng xăng dầu chưa thực sự thuộc nhóm bình ổn giá.

Những nghịch lý

Trong câu chuyện giá xăng, cả DN và cơ quan quản lý là liên bộ Tài chính - Công Thương đều đưa ra lý lẽ của riêng mình. DN nói mua vào lúc giá cao, không thể giảm giá bán nhưng khi tăng giá lại viện dẫn lý do giá thế giới tăng nên cũng phải tăng. Như vậy là không sòng phẳng. Về phía cơ quan quản lý cũng có vấn đề cần xem lại. Chúng ta có chủ trương bù lỗ cho giá xăng nhưng bù lỗ thế nào, tổng số bao nhiêu tiền chưa rõ ràng. Hiện nay, rất mâu thuẫn là Chính phủ chủ trương không giảm giá xăng và chưa tăng thuế nhập khẩu xăng dầu để tạo điều kiện cho DN bù lỗ và ứng trước tiền từ ngân sách để họ nhập hàng nhưng DN lại bảo chưa nhận được đồng nào. Theo tôi được biết, ở các nước phát triển, nhà nước chưa bao giờ phải bù lỗ xăng dầu mà giá xăng dầu của họ rất thấp. Tại VN, vì lý do gì mà lâu nay Nhà nước phải bù lỗ mà giá vẫn cao? Một nghịch lý nữa là khi giá dầu thô thế giới tăng vọt, tất cả các nước xuất dầu thô đều tranh thủ giải quyết được một loạt vấn đề tài chính nhờ tăng thu; các nước Trung Đông còn “đẻ” ra những quỹ tài chính khổng lồ nhưng chỉ duy nhất có VN là trường hợp đặc biệt: giá thế giới tăng, giá trong nước tăng theo nhưng ngay khi giá thế giới giảm thì giá bán lẻ không giảm tương ứng và lại kêu ca thu ngân sách giảm!

Phải có cơ chế giảm giá

Bản thân xăng dầu là mặt hàng đặc biệt, khả năng biến đổi tiêu dùng không lớn. Cứ thử tăng giá lên 19.500 đồng/lít nhưng sản lượng tiêu thụ vẫn không giảm cho thấy người ta vẫn phải dùng xăng ngay cả khi được bán với giá vô lý. Việc yêu cầu DN đăng ký giá bán với liên bộ Tài chính – Công Thương giống như bộ phanh chỉ có tác dụng không cho tăng quá mức chứ không thể buộc DN giảm giá. Trong khi đó, bản thân DN bán xăng với giá cao mà vẫn không ế hàng thì họ chẳng dại gì giảm giá. Cần phải có cơ chế khác so với cơ chế hiện tại để buộc DN giảm giá xăng.

Trên báo chí gần đây dẫn ra những ý kiến về mức giá bán xăng hợp lý khoảng hơn 13.000 đồng/lít nhưng tôi cho rằng bài toán giá xăng không ai giải được khi chưa có công bố minh bạch về giá mua vào, số lượng dự trữ, hạch toán của DN. Với cơ chế này, cũng không thể có giá bán cạnh tranh vì Tổng Công ty Xăng dầu VN (Petrolimex) chiếm hơn 60% thị phần. Các công ty khác bán thấp hơn không những không tăng được thị phần (vì không ai chạy xa hơn vài km để rẻ được vài ngàn đồng đổ xăng) mà còn có nguy cơ bị bỏ rơi khi gặp khó khăn. Thay vì cạnh tranh, 11 DN chắc chắn phải bắt tay liên kết.

TS Vũ Đình Ánh (Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính)

nlđ

Các tin tức khác

>   Các ĐBQH nói về việc EVN xin trích thưởng 1.002 tỷ đồng : Cần xem xét trách nhiệm xã hội của EVN (21/10/2008)

>   Quốc hội thảo luận: Dành 16% - 26% quỹ đất đô thị cho giao thông đường bộ (21/10/2008)

>   Việt Nam và Mỹ hợp tác về chứng nhận sản phẩm (21/10/2008)

>   Về vi phạm đo lường - chất lượng xăng dầu : Người dân còn bị “móc túi” dài dài! (21/10/2008)

>   Thiên Hòa giải quyết khiếu nại trong vòng 1 ngày (21/10/2008)

>   Gập ghềnh “tiêu hóa” vốn FDI (21/10/2008)

>   Nông sản rớt giá đồng loạt (21/10/2008)

>   Không tổ chức năm du lịch quốc gia 2009 (20/10/2008)

>   Ký kết hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hàng hóa (20/10/2008)

>   Khởi động dự án trung tâm điện lực Kiên Lương (20/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật