Thứ Ba, 21/10/2008 06:28

Quốc hội thảo luận: Dành 16% - 26% quỹ đất đô thị cho giao thông đường bộ

Hai dự án luật được QH cho ý kiến trong ngày làm việc hôm qua, 20-10, là dự án Luật Cán bộ công chức và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)

Quy định về thanh tra công vụ để khắc phục tình trạng “công chức ba không”

Đó là một nguyên tắc quan trọng được các đại biểu QH yêu cầu quán triệt trong dự án Luật Cán bộ công chức (CBCC).

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (TP Đà Nẵng) được nhiều đại biểu QH đồng tình khi thẳng thắn nhận xét rằng: “Với nội dung như dự thảo luật thì chưa thể khắc phục được thực trạng đội ngũ CBCC của chúng ta hiện nay: tuy đông nhưng thiếu tính chuyên nghiệp; thiếu người giỏi, chưa có sự cạnh tranh và cũng chưa có cơ chế để phát hiện sử dụng người tài”.

Đơn cử, đối với đội ngũ CBCC cấp xã (được đề cập trong một chương riêng - Chương V) nội dung dự thảo còn có sự phân biệt, chưa xác định đúng vị trí của đội ngũ này, chưa động viên được họ phấn đấu làm việc. ĐB đề nghị không nên tách riêng mà cần quy định chung CBCC cấp xã nằm trong toàn bộ hệ thống cán bộ, công chức, đồng thời quy định lộ trình thực hiện ai đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì tuyển dụng, ai có khả năng thì đào tạo, bồi dưỡng để đến một mốc thời gian nào đó có đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì tuyển dụng.

Cũng với mục tiêu nâng cao chất lượng CBCC, ĐB Phạm Phương Thảo (TPHCM) đánh giá cao việc thi tuyển CBCC trong thời gian qua và đề nghị mở rộng thi tuyển cả cho một số chức danh lãnh đạo, từ phó trưởng phòng của cấp quận, huyện trở lên.

Bên cạnh đó, bà nhấn mạnh, với dự thảo luật hiện nay, để cho thôi việc các công chức không hoàn thành nhiệm vụ là hết sức khó khăn, như vậy khó mà làm cho bộ máy hành chính bớt trì trệ: “2 năm không hoàn thành nhiệm vụ phải bố trí công tác khác, nhưng nếu không bố trí công tác khác được thì sao, vì đã không hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan này thì cũng khó chuyển sang cơ quan khác được”.

Liên quan đến Điều 82 về thanh tra công vụ, ĐB Phạm Phương Thảo cho rằng, quy định như dự thảo luật chưa thể hiện được nội dung, bản chất của thanh tra công vụ, dù chỉ là quy định mang tính nguyên tắc (vì mới chỉ xem xét, thanh tra việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và điều kiện làm việc của họ). “Nên nói rõ ở đây là thanh tra hoạt động công chức theo chức năng, nhiệm vụ, xem liệu có lạm quyền không? Có làm hết trách nhiệm không? Có lỗi công vụ không... Trên thực tế có không ít công chức “3 không”: không cười, không giải thích, nói với dân không chủ ngữ. Cần có nguyên tắc trong luật này, dù cụ thể thế nào thì Chính phủ sẽ hướng dẫn thi hành”.

Phạt người đội NBH không đạt chất lượng là không công bằng

Dành đủ đất cho các công trình giao thông đường bộ và trách nhiệm của người tham gia giao thông đường bộ là hai vấn đề được nhiều ĐBQH bày tỏ quan tâm. Đa số thống nhất với tỷ lệ 16% - 26% quỹ đất xây dựng đô thị như quy định tại dự thảo (tùy thuộc đặc thù mỗi đô thị trong từng thời kỳ phát triển), song yêu cầu làm rõ trong luật về thứ tự ưu tiên cho quy hoạch giao thông khi xây dựng các loại quy hoạch đô thị, bởi ách tắc giao thông hiện là vấn đề hết sức nan giải đối với một số đô thị lớn.

Liên quan đến trách nhiệm của người tham gia giao thông, một số ĐB không đồng tình với dự thảo luật khi quy định người điều khiển phương tiện cơ giới có trách nhiệm đội nón bảo hiểm (NBH) đạt yêu cầu chất lượng. ĐB Phan Văn Tường (Thái Nguyên) phản biện: “Yêu cầu phải đội NBH đúng quy cách là đúng, nhưng việc đảm bảo chất lượng NBH là trách nhiệm của cơ quan quản lý chứ! Cứ với cái lý này thì những người uống phải sữa kém chất lượng, sử dụng nhầm phân bón giả, thuốc trừ sâu giả… cũng sẽ bị phạt (?)”!

Về kinh phí để duy tu, bảo trì đường bộ, đa số ý kiến thống nhất với quy định tại dự thảo (đã được sửa đổi, bổ sung so với bản dự thảo trước trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của ĐBQH). Theo đó, quỹ bảo trì đường bộ sẽ được hình thành trên cơ sở nguồn ngân sách nhà nước, các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật. Quỹ được chi dùng cho hoạt động quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa phương. Kinh phí cho quản lý, bảo trì hệ thống đường chuyên dùng, đường được đầu tư xây dựng không bằng ngân sách nhà nước, do tổ chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm.

sggp

Các tin tức khác

>   Việt Nam và Mỹ hợp tác về chứng nhận sản phẩm (21/10/2008)

>   Về vi phạm đo lường - chất lượng xăng dầu : Người dân còn bị “móc túi” dài dài! (21/10/2008)

>   Thiên Hòa giải quyết khiếu nại trong vòng 1 ngày (21/10/2008)

>   Gập ghềnh “tiêu hóa” vốn FDI (21/10/2008)

>   Nông sản rớt giá đồng loạt (21/10/2008)

>   Không tổ chức năm du lịch quốc gia 2009 (20/10/2008)

>   Ký kết hợp tác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng lưu thông hàng hóa (20/10/2008)

>   Khởi động dự án trung tâm điện lực Kiên Lương (20/10/2008)

>   Hơn 27.800 tỷ đồng giúp nông dân phát triển sản xuất (20/10/2008)

>   Lập kế hoạch nhu cầu sử dụng cát, sỏi xây dựng (20/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật