Thứ Tư, 29/10/2008 08:41

Phát triển ngành thép: “Bảo hộ” hay “thả”?

Trong cơn khó khăn, ngành thép mới giật mình nhận ra rằng chính sách phát triển ngành thép của Việt Nam đang tồn tại nhiều bất ổn khi tổng công suất của các nhà máy đã được cấp phép lên tới trên 50 triệu tấn/năm trong khi theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép của Việt Nam chỉ đạt khoảng 10 - 11 triệu tấn vào năm 2010.

Tại hội thảo “Ngành Thép Việt Nam – Những khó khăn cần tháo gỡ” do Trung tâm Thông tin Kinh doanh và Thương mại (Hội DN Trẻ Hà Nội) tổ chức, nhiều kiến nghị cho thấy vấn đề đối với ngành Thép hiện nay không chỉ là chuyện Nhà nước điều chỉnh thuế suất XNK...

Chờ giải pháp tình thế

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, do tác động từ mục tiêu tiếp tục kiềm chế lạm phát, lượng tiêu thụ thép còn giảm nữa. TS Đặng Đức Dũng - Phó Chủ tịch Hội DN Trẻ Hà Nội, cho biết lượng thép dự trữ phôi, tấm, hình... hiện vẫn ứ đọng với số lượng lớn, mà số hàng này chủ yếu sử dụng tín dụng ngắn hạn. Bà Nguyễn Thị Vinh - Phó TGĐ Cty CP Thương mại Thái Hưng, DN chuyên về phân phối thép cho rằng:  Các DN còn tồn gần 3 triệu tấn thép thành phẩm, gần 1 triệu tấn phôi thép mua dự trữ từ khi giá còn cao và khoảng 500.000 tấn thép phế liệu...

Theo ông Trần Anh Vương - GĐ Cty cổ phần thép Bắc Việt: Tổng số công trình, dự án của các bộ, ngành, địa phương hoãn khởi công, ngừng triển khai thực hiện hoặc dãn tiến độ trong kế hoạch năm 2008 là 1.968 dạ án với 5.991 tỷ đồng; các tập đoàn, TCty có 1.145 dự án với tổng số vốn đầu tư 31.086 tỷ đồng, giảm 12,7% so với kế hoạch.

Tổng số vốn hoãn, đình trên đây tương đương giá trị của 3 triệu tấn thép tồn đọng (2,1 tỷ USD, khoảng 35.700 tỷ đồng).  Vì vậy trong lúc này, Nhà nước cần có chính sách vốn linh hoạt, hợp lí cho sản xuất, kinh doanh. Cần cơ chế tín dụng tốt, trong đó có chú ý thép vì đây là nguồn đầu vào của nhiều ngành sản xuất khác nhau, là nguồn lương thực của nền kinh tế. Đồng thời, Chính phủ cần mua dự trữ thép khi cần thiết. Đặc biệt, cần thông qua cơ chế thuế, theo đó phải thay đổi thuế XK và thuế nhập khẩu đối với tất cả các mặt hàng thép. Ngoài ra, Nhà nước cần giảm lãi suất cho vay, đặc biệt là cho vay tiền đồng, để mua bán thép nội địa nhằm sử dụng hết hàng tồn kho trong nước trước khi cho vay ngoại tệ để nhập khẩu...

Thiếu chính sách ổn định

Theo dự báo của Hiệp hội Thép Việt Nam, nhu cầu thép của Việt Nam đạt khoảng 10 - 11 triệu tấn vào năm 2010, 24 - 25 triệu tấn vào năm 2025. Tuy nhiên, với công suất đăng kí của những dự án lớn hiện nay nếu những khó khăn hiện nay không được tháo gỡ bài bản thì ngành thép sẽ phải tìm cách giải bài toán khủng hoảng thừa ngay từ giờ.

Nhìn nhận lại phần lớn các dự án đầu tư sản xuất thép ở Việt Nam hiện lạc hậu về kết cấu thị trường, công nghệ, mất cân đối về cơ cấu sản phẩm, quy trình sản xuất. Hệ thống phân phối chưa hoàn thiện, khả năng dự báo thị trường, giá cả rất hạn chế. Đặc biệt là Việt Nam  phát triển ngành thép nhưng không xác định rõ sản phẩm chủ lực, không có sản phẩm lõi. ông Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đặt câu hỏi: Lâu nay chúng ta cứ nói phát triển ngành thép nhưng chỉ nói chung chung, thép cũng có vô vàn loại. Vì vậy ngành thép phải xác định lại mục tiêu là chúng ta sản xuất thép theo hướng nào, phục vụ đóng tàu, xây dựng...

Cũng theo ông Trần Đình Thiên: chính sách cho ngành Thép hiện bất định. Tuy nhiên, việc DN "liên tục gặp khó khăn" chứng tỏ tầm nhìn của DN có vấn đề. Vì vậy, các DN nên kiến nghị nhằm hình thành cơ sở chiến lược cho ngành thép, với quy hoạch có tầm nhìn. - Chúng ta chấp nhận bảo hộ hay "thả" ngành thép? Bảo hộ hay "thả" phải dựa trên căn cứ thực tế và có chính sách phù hợp. - Ông Thiên nêu vấn đề, đồng thời cho rằng phải "xem xét" lí do bùng nổ đầu tư FDI trong lĩnh vực thép. Tại sao họ lại chọn Việt Nam để đầu tư thép trong khi chúng ta đang phải lo tháo gỡ khó khăn hiện tại?

Trở lại câu hỏi tại sao các DN nước ngoài lại ồ ạt đầu tư sản xuất thép tại Việt Nam  nhiều ý kiến cho rằng đây là công đoạn mà các nước có ngành công nghiệp thép phát triển không làm nữa, họ chỉ tập trung vào các sản phẩm mang tính công nghệ cao nên chuyển công nghệ cũ sang Việt Nam . Bởi vậy ngành thép cần có tính toán cụ thể để xác định được mục tiêu dài hạn là phát triển ngành thép theo hướng nào và sẽ đạt được gì trong chuỗi giá trị toàn cầu?

dddn

Các tin tức khác

>   Chợ truyền thống vẫn chi phối thị trường bán lẻ (29/10/2008)

>   Thị trường sắt thép: Ế, nhưng giá vẫn... trên trời (29/10/2008)

>   BPO: Hướng gia công mới (29/10/2008)

>   Giảm giá thành, tiết kiệm chi phí: Chuyện sống còn (29/10/2008)

>   Lạm phát hay giảm phát đều nguy hiểm! (29/10/2008)

>   Doanh nghiệp phải tự “lột xác” (29/10/2008)

>   Cho xuất khẩu gạo tự do đến tháng 2-2009 (29/10/2008)

>   Giá cá tra lại giảm (29/10/2008)

>   Kênh phân phối siêu thị trăng trưởng nhanh (29/10/2008)

>   Khó tránh giảm phát trong thời gian dài (29/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật