Thứ Tư, 29/10/2008 09:08

Kênh phân phối siêu thị trăng trưởng nhanh

Thị trường phân phối Việt Nam đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của siêu thị, các chuỗi cửa hàng bán lẻ trong thời gian qua, với mức tăng trưởng là 47% trong năm 2007.

Đó là nhận định của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, thành viên của tập đoàn Nielsen tại Mỹ, vừa công bố hôm 27-10 sau khi công ty này tiến hành các nghiên cứu, khảo sát thị trường bán lẻ Việt Nam từ năm 2006 đến nay.

Cuộc khảo sát này nhằm đưa ra cái nhìn sâu rộng hơn về thị trường bán lẻ Việt Nam trước khi các nhà phân phối nước ngoài chính thức bước vào thị trường nội địa từ tháng 1-2009 theo các cam kết WTO.

Theo Nielsen, doanh thu của kênh phân phối siêu thị và các chuỗi cửa hàng bán lẻ đã tăng trưởng 47% trong năm 2007, so với mức 10% trong năm 2006.

Sự tăng trưởng nhanh chóng này là do sự bùng nổ của các siêu thị trên toàn quốc. Tính đến nay, tổng số siêu thị trên cả nước là 394 siêu thị, tăng 22% so với năm 2007. Hiện, siêu thị là một kênh phân phối quan trọng khi mặt hàng chăm sóc cá nhân và mặt hàng tiêu dùng giành cho gia đình chiếm 40-45% tổng số hàng được phân phối. Trong năm 2007, mặt hàng này chiếm tổng doanh thu là 14.6%, và dự báo sẽ tăng lên 18% trong năm nay.

Cùng với việc nhiều siêu thị ra đời, lượng khách hàng đến mua sắm tại các siêu thị cũng tăng lên trong thời gian qua, góp phần tăng trưởng đáng kể cho kênh phân phối hiện đại này. Tính trên toàn quốc, có 50% người tiêu dùng cho biết họ đi siêu thị mỗi tháng 1 lần.

Trong năm 2007, con số người tiêu dùng đi mua sắm ở siêu thị đã tăng lên 3%, so với năm 2006.

Những thách thức cho ngành bán lẻ

Các kênh phân phối hiện đại như siêu thị và các chuỗi cửa hàng tiện ích đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Tuy nhiên, kênh phân phối này đang chịu nhiều sức ép cạnh tranh từ các kênh phân phối truyền thống như chợ và các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ chuyên phân phối mặt hàng thực phẩm và các nhu yếu phẩm.

Theo khảo sát của Nielsen thì kênh phân phối truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người Việt khi kênh này chiếm 68% tổng doanh số mặt hàng thực phẩm. Lương thực, thức ăn tươi sống hiện chiếm tới 70% (tương đương 138 đô la Mỹ) tổng ngân sách chi tiêu của người Việt hàng tháng. Đây cũng là lý do vì sao người tiêu dùng vẫn đi chợ hàng ngày và chỉ đến siêu thị khoảng 2 lần trong 1 tuần.

Cùng với sức ép cạnh tranh gay gắt giữa các kênh phân phối, ngành bán lẻ Việt Nam đang chịu sức ép không nhỏ từ những tác động xấu của ngành kinh tế như lạm phát, biến động của ngành tài chính và chứng khoán. Những điều này đang tác động đến niềm tin của người tiêu dùng.

Theo dự báo của Nielsen, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam (consumer confidence index) giảm xuống mức 96% trong quí 4-2008, so với 88% của chỉ số niềm tin của người tiêu dùng toàn cầu. Do các tác động xấu từ nền kinh tế, có 77% người tiêu dùng Việt Nam nói rằng, họ sẽ thay đổi địa điểm mua sắm bởi giá cả tăng cao, họ cũng cho biết thêm họ sẽ đi chợ truyền thống thường xuyên hơn thay vì đi siêu thị trong thời gian này.

TBKTSG

Các tin tức khác

>   "Xử lý" 13 dự án điện do EVN trả lại: Kiểm tra sát sao (29/10/2008)

>   10 điểm chính kinh tế 10 tháng (29/10/2008)

>   Quốc hội đề nghị giám sát chặt DNNN (29/10/2008)

>   Khó hay không còn do ta (29/10/2008)

>   Hỗ trợ các dự án điện ở vùng nông thôn (29/10/2008)

>   Mở cửa khai thác một phần Nhà ga trong nước sân bay Tân Sơn Nhất (29/10/2008)

>   CMC tham gia thị trường phần mềm diệt virus (29/10/2008)

>   Phát triển ngành thép: “Bảo hộ” hay “thả”? (29/10/2008)

>   Chợ truyền thống vẫn chi phối thị trường bán lẻ (29/10/2008)

>   Thị trường sắt thép: Ế, nhưng giá vẫn... trên trời (29/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật