Thứ Sáu, 17/10/2008 09:49

"Cuộc chiến" hạt nêm và sự lập lờ trong thông tin quảng cáo:

Dùng bột ngọt "đánh" hạt nêm?

Cái thóp "quảng cáo khi chưa được phép" của Masan bị Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm "huýt còi" mới chỉ cho thấy một phần tình hình cạnh tranh trong "thế giới hạt nêm" nhỏ bé nhưng lớn sóng.

"Hạt nêm không bột ngọt" vẫn có bột ngọt

Khi tung ra hạt nêm Chin-su lấy yếu tố "không bột ngọt" để cạnh tranh với các đối thủ, Masan dường như đã chính thức tuyên chiến với các đại gia trong lĩnh vực này là Unilever VN, Nestlé VN, Ajinomoto VN. Đánh vào điểm nhạy cảm này, Masan thực chất nhằm giành lấy thị phần gần như nằm trong tay các đối thủ.

Tuy nhiên, các đối thủ không để cho Masan mặc sức tung hoành. Có một tình tiết đáng chú ý về "cuộc đấu" này. Đó là những mẫu hạt nêm của các đối thủ của Masan được kiểm định tại Viện Vệ sinh y tế công cộng tại TPHCM cho kết quả có tỉ lệ bột ngọt khá cao, lại không do chính các Cty này mang đến kiểm nghiệm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các đối thủ cạnh tranh trong ngành bột nêm và nhiều ngành khác thường dùng chiêu mang sản phẩm của nhau đi kiểm nghiệm để xét nét từng chi tiết, tìm kiếm sơ hở để hạ bệ nhau.

Sau khi Masan tung ra chiêu PR, quảng cáo rầm rộ, một mẫu "hạt nêm không bột ngọt Chin-su" của Cty này đã được đưa đến kiểm định tại Trung tâm Dịch vụ phân tích thí nghiệm thuộc Sở KHCN TPHCM. Phiếu kết quả kiểm nghiệm (số:MM08090060) cho thấy, "bột nêm không bột ngọt Chin-su" có hàm lượng monosodium glumate (còn gọi là bột ngọt) 1,21%.

Khuyến cáo vì ai?

Song song với việc quảng cáo hạt nêm Chin-su "không bột ngọt", một loạt bài PR xoáy sâu vào "tỉ lệ khá cao" của bột ngọt trong các loại hạt nêm hiện nay cũng được đăng trên một số báo. Đơn vị đứng ra mua trang cho các bài PR này, hoặc dưới phương thức tài trợ đăng tin, là Cty TNHH quảng cáo Việt Điểm. Hầu hết các bài trên dẫn thông tin từ Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM, hoặc trích thông tin, "lời khuyên" từ bác sĩ Nguyễn Xuân Mai-Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh y tế công cộng TPHCM.

Trong một bài PR, ông Mai cho biết các loại hạt nêm phổ biến hiện nay có tỉ lệ bột ngọt từ 27,03%-34,43%. Ông phân tích sâu vào các yếu tố tiêu cực của nó đối với người tiêu dùng (NTD) là "những người bị dị ứng với bột ngọt (chất 621) sẽ có cảm giác nóng ran, đầu đau, tức ngực, nóng ra ở lưng và cổ...".

Và ông cho rằng "đối với trẻ em (dưới 3 tuổi), cũng có khuyến cáo không nên dùng sản phẩm có chất 621 bổ sung", "nếu dùng chất điều vị 621 (bột ngọt) bổ sung sớm sẽ làm cơ thể trẻ lười biếng sản xuất ra chất này và như vậy sẽ không tốt cho cơ thể trẻ". Khuyến cáo về sự dị ứng với bột ngọt không còn là vấn đề gì mới.

Song sự không bình thường ở đây là, ngoài chất 621 còn có chất 627 và 631, đều là những chất điều vị được khuyến cáo chỉ nên dùng ở mức độ hợp lý, thì lại không được nhà chuyên môn Nguyễn Xuân Mai cho biết nó có gây tác dụng phụ hay dị ứng với người sử dụng như đối với bột ngọt hay không. Càng không bình thường hơn nữa khi những thông tin và "lời khuyên" ông Mai đưa ra lại nằm trong các bài PR do Cty Việt Điểm mua trang và trả chi phí. Ông Mai giải thích thế nào về việc liên quan đến các thông tin PR, và sự liên quan này có trong sáng hay không?

Ông Mai không đề cập đến "hạt nêm không bột ngọt Chin-su". Nhưng trong thời gian diễn ra quảng cáo "hạt nêm không bột ngọt Chin-su" và các bài PR nói trên, trên thị trường gần như chỉ có sản phẩm "hạt nêm không bột ngọt Chin-su" của Masan.

Đáng nói hơn, sau khi loạt bài PR nói trên được đăng tải, vì có dư luận cho rằng đó là chiến dịch cạnh tranh không lành mạnh, nên một số báo đã ngừng hoặc huỷ kế hoạch đăng các bài PR. Một tờ báo, vì lý do không đăng bài PR về "hạt nêm không bột ngọt Chin-su" nên đã bị phía Việt Điểm huỷ kế hoạch quảng cáo đã đặt trước đó với tờ báo này.

Các tin tức khác

>   Ứ đọng thép nguyên liệu và thành phẩm: Bộ Công Thương tìm cách gỡ (17/10/2008)

>   Mãi lực thấp, giá nhiều mặt hàng "hạ nhiệt" (17/10/2008)

>   Hà Nội: Mở rộng khu công nghiệp Nội Bài (17/10/2008)

>   Xăng giảm 500 đồng từ 8h sáng nay (17/10/2008)

>   Chẳng nhẽ chịu... bó tay ?(!) (17/10/2008)

>   Thực trạng nợ BHXH của các DN: Tòa án cũng... bó tay (17/10/2008)

>   Quốc hội yêu cầu đánh giá vốn đầu tư (17/10/2008)

>   Chưa mặn mà với đại lý Hải quan (17/10/2008)

>   Bán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (17/10/2008)

>   Không thiếu lương thực, nhưng vẫn còn những vùng dễ tổn thương (17/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật