Chủ Nhật, 19/10/2008 08:25

Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng:

Chưa thu phí lưu hành xe

Đó là quan điểm của Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng khi đề cập đến việc UBND TPHCM vừa có tờ trình đề nghị điều chỉnh, bổ sung một số khoản thu, trong đó có thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân

“Việc thu phí này cũng thể hiện sự công bằng khi tham gia giao thông. Phương tiện giao thông lớn, đắt tiền gây ảnh hưởng môi trường, sử dụng hạ tầng giao thông nhiều thì phải đóng góp nhiều. Nếu đi bộ hay sử dụng phương tiện giao thông thô sơ thì đóng góp ít hoặc không, như thế mới công bằng”, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng nói.

. Phóng viên:Bộ trưởng suy nghĩ gì về đề xuất thu phí lưu hành xe của UBND TPHCM?

- Bộ trưởng Hồ Nghĩa Dũng: Tôi chỉ biết thông tin này qua báo chí, tức là Bộ Tài chính có chương trình nghiên cứu về các khoản phí giao thông và TPHCM có đề xuất như vậy. Về nguyên tắc, phương tiện cá nhân tham gia giao thông, người tham gia giao thông, sử dụng hạ tầng giao thông phải đóng những khoản phí cho Nhà nước. Ở các nước trên thế giới, việc thu những khoản phí như vậy đã gián tiếp góp phần giảm thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, ở Việt Nam, thu phí lưu hành xe là bao nhiêu, thu vào thời điểm nào, đối tượng thu ra sao thì cần phải cân nhắc. Chúng ta phải điều tra xã hội học để tiến hành việc thu phí từng bước hoặc lựa chọn thời điểm thích hợp để triển khai.

. Nhưng đây có phải là thời điểm thích hợp để thực hiện việc thu phí này?

- Tôi nghĩ thời điểm này chỉ nên dừng lại ở việc nghiên cứu, chưa thích hợp để thực hiện thu phí lưu hành xe. Chúng ta đang tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Đời sống nhân dân hiện đang gặp nhiều khó khăn, việc thu phí lưu hành xe đặt ra trong thời điểm này là hơi sớm.

. Việc thu phí lưu hành xe nhằm góp phần hạn chế ùn tắc giao thông liệu có khả thi không khi người dân vẫn chấp nhận nộp tiền để sử dụng phương tiện giao thông cá nhân, vì chất lượng phương tiện giao thông công cộng chưa bảo đảm?

- Không thể đợi hệ thống giao thông công cộng hoàn thiện rồi mới thu phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân. Để cải thiện hạ tầng giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông, Nhà nước và nhân dân cùng phải có trách nhiệm. Trong vấn đề này, trách nhiệm của Nhà nước là lớn hơn nhưng từng bước, người tham gia giao thông cũng cần chia sẻ với Nhà nước ở mức độ nhất định.

. Cũng để chống ùn tắc giao thông, một biện pháp khác được đưa ra là thu phí trên một số tuyến đường vào giờ cao điểm. Quan điểm của ông về biện pháp này?

- Cách này chúng ta cũng học tập kinh nghiệm của một số nước phát triển. Hầu như thủ đô hay các TP lớn họ đều áp dụng các biện pháp như quy định phí đỗ xe cho từng khu vực, khu phố nào hạn chế phương tiện giao thông, xe biển chẵn, biển lẻ lưu hành theo ngày chẵn, lẻ... Việc áp dụng các biện pháp này ở nước ta không đơn giản nhưng cũng nên khuyến khích để nghiên cứu và có thể thí điểm ở quy mô nhỏ rồi nhân rộng ra.

. Xin cảm ơn ông!

nlđ

Các tin tức khác

>   GDP “xanh” để phát triển (19/10/2008)

>   Giá mủ cao su tụt không phanh, liệu có đáng lo (19/10/2008)

>   ĐBSCL: Ì ạch dự án chợ đầu mối (19/10/2008)

>   Việt-Ấn trao đổi kinh nghiệm phòng vệ thương mại (18/10/2008)

>   Mở rộng quốc lộ 1A đoạn Đông Hà-Quảng Trị (18/10/2008)

>   Cơ hội phải chia đều (18/10/2008)

>   UBND tỉnh Đồng Nai không thể 'đóng cửa' Vedan (18/10/2008)

>   “Trở thành đối tác... hơn là tạo ra mối đe dọa” (18/10/2008)

>   Indochina Airlines chuẩn bị cất cánh (18/10/2008)

>   Malaysia dẫn đầu về FDI vào Việt Nam (18/10/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật