Thứ Hai, 14/04/2008 09:47

Vốn ngoại đi ngược "khuyến cáo": Vì sao?

Một lần nữa HSBC lại làm "xáo động" thị trường chứng khoán Việt Nam với hai bản tin tư vấn phân tích đầu tháng 4.2008 Tuy nhiên đã có những nhầm lẫn nhất định.

Không phải NĐT nào cũng bỏ công đọc hết 24 trang báo cáo chuyên về TTCKVN (ra ngày 2.4) và 96 trang báo cáo chung về TTCK Châu Á (ra ngày 7.4).

Tỉ trọng đầu tư: Tăng hay giảm?

Trong các bản báo cáo tư vấn mới nhất về TTCKVN, nhóm phân tích của HSBC vẫn giữ các quan điểm đánh giá về sự bối rối trong điều hành chính sách tiền tệ khiến TTCK bị ảnh hưởng (made a pig’s ear of stock market - làm cho lộn xộn, rối tung).

Một điểm dễ gây hiểu lầm là trong phần tỉ trọng khuyến cáo đầu tư vào thị trường VN, nhóm nghiên cứu ghi ký hiệu OFF-BMK (off-benchmark) và đã bị hiểu thành "không khuyến cáo đầu tư".

Thực tế ngay trong báo cáo TTCK Châu Á quý IV/2007 (Double Decoupling, Fourth Quarter 2007), HSBC đã đưa VN trở lại danh sách khuyến nghị đầu tư và trong báo cáo tháng 2 và tháng 3.2008, HSBC cũng khuyến nghị tăng tỉ trọng đầu tư vào TTCKVN lên 0,5%.

Trong báo cáo mới nhất về TTCK Châu Á đánh giá về triển vọng quý II/2008 (ra ngày 7.4), tỉ trọng đầu tư này được tăng lên tới 1% và được ký hiệu OFF-BMK, tức là một trường hợp ngoại lệ trong cách đánh giá theo tỉ trọng rổ Index của chỉ số MSCI Asia-Pacific.

Hiện tỉ trọng của VN-Index trong rổ Index này vẫn là 0%, do đó khi VN được khuyến cáo đầu tư với mức 0,5% danh mục thì sẽ được ký hiệu là Overweight (cao hơn tỉ trọng trong rổ tính).

Chẳng hạn hiện tại TTCK Nhật chiếm tỉ trọng 49% trong rổ tính nhưng chỉ được khuyến cáo đầu tư với tỉ trọng 44%, tức là thấp hơn (Underweight).

So sánh tỉ trọng khuyến cáo của HSBC giữa báo cáo ngày 7.4 và báo cáo ngày 20.3, trong số các thị trường khu vực, chỉ một vài thị trường được khuyến cáo tăng tỉ trọng đầu tư như VN từ 0,5% lên 1%, Trung Quốc từ 9,8% lên 10% (tỉ trọng rổ Index: 8,3%), Thái Lan từ 2% lên 2,5% (tỉ trọng Index: 1%)...

Lý giải về việc VN được đánh giá ngoại lệ, nhóm nghiên cứu sau khi đề cập đến những tác động tiêu cực từ chính sách tiền tệ thắt chặt, tốc độ tăng trưởng chậm, thâm hụt thương mại lớn đã khẳng định mức độ rẻ của thị trường. Mức P/E kỳ vọng 2008 dự kiến chỉ còn 12 lần trên cơ sở tốc độ tăng trưởng EPS 20% (năm 2007 HSBC dự kiến tốc độ này chỉ là 30% nhưng thực tế lên tới 49%).

"Câu chuyện VN là điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp vẫn tiếp diễn. Những Cty tốt trong lĩnh vực tiêu dùng, xây dựng hạ tầng tập trung vào ngành nghề kinh doanh cốt lõi, không đa dạng hóa đầu tư sang lĩnh vực khác như BĐS đang cho thấy cơ hội đầu tư dài hạn rất hấp dẫn ở mức giá này". Một điểm đáng chú ý là sự thay đổi mức độ chắc chắn trong đánh giá của nhóm nghiên cứu.

TTCKVN đã trải qua một đợt suy giảm rất mạnh và các báo cáo trước đó vẫn nhận xét "xuất hiện cơ hội tốt cho đầu tư dài hạn"; "giá đã trở lại mức hợp lý", hay mới đây (báo cáo ngày 10.3) là "NĐT dài hạn nên cân nhắc việc mua tích lũy tại mức giá này".

Trong báo cáo ngày 7.4, nhóm nghiên cứu nhận định cụ thể: "Với những NĐT có ý định mua và nắm giữ từ 1 năm trở lên, thị trường đang rất hấp dẫn". Điều đó cho thấy đã có những đánh giá tích cực về TTCKVN.

Liên quan đến dự đoán VN-Index ở mức 600 điểm cuối 2008, HSBC đã có sự điều chỉnh lớn từ mức 1.100 điểm của báo cáo trước. Nhiều thị trường khác cũng trong tình trạng tương tự khi các vấn đề nảy sinh mang tính toàn cầu. Đặc biệt, khi TTCKVN áp dụng biên độ quá nhỏ, nhóm nghiên cứu của HSBC cho đó là mục tiêu phù hợp.

Tuy nhiên, chính sự thay đổi giảm này cũng cho thấy, mọi dự đoán sẽ phải được cập nhật khi bối cảnh thay đổi. Điều đó cũng có nghĩa nếu nền kinh tế VN có sự khởi sắc thời gian tới, cũng không có gì lạ nếu HSBC lại một lần nữa điều chỉnh mục tiêu cho VN-Index!

Kỷ lục vốn ngoại

Báo cáo của HSBC cũng có một phân tích đáng lưu ý về sự vận động của dòng vốn nước ngoài trên bình diện toàn Châu Á. Trong quý I/2008, dòng vốn này đã ồ ạt rút ra khỏi nhiều thị trường mà nhóm nghiên cứu đánh giá là "chưa có tiền lệ".

Từ đầu năm 2008 đến nay (ngày ra báo cáo 7.4), NĐTNN đã bán ròng 20 tỉ USD trên TTCK Nhật, 14 tỉ USD trên TTCK Hàn Quốc, 3 tỉ USD tại Ấn Độ. Chỉ duy nhất Đài Loan và VN là thoát khỏi làn sóng này.

Báo cáo cũng nhận xét rằng, sau mức độ bán mạnh như vậy, kinh nghiệm quá khứ cho thấy sẽ mất khoảng 6 tháng sau NĐT cá nhân mới có đủ tin tưởng để rót tiền trở lại thị trường.

Trong báo cáo riêng về TTCKVN (ngày 2.4), nhóm nghiên cứu nhận xét NĐTNN đã mua vào trong tháng 3 khoảng 249 triệu USD và trong 3 tháng qua, khối này đã rót vào thị trường VN 450 triệu USD, đúng vào thời điểm họ đã bán ồ ạt trên các thị trường khác trong khu vực.

"Chúng tôi tin rằng các quỹ trong nước đã huy động vốn từ cuối 2007 nhưng vẫn chưa giải ngân sẽ có cơ hội mua giá rẻ".

Thống kê chi tiết về quy mô giao dịch của NĐTNN trên TTCKVN cũng cho thấy một bức tranh rất lạc quan. Chỉ tính riêng giao dịch ròng từ phiên đầu tiên năm 2008 đến nay, giá trị đạt 2.799,5 tỉ đồng, tương đương 36,91 triệu CK.  Tính chung 5 phiên vừa qua, khối này chiếm tỉ trọng chưa từng có trên thị trường khi mua vào ròng 772 tỉ đồng (27% thị phần) và 12,2 triệu CK (22% thị phần).

Các tin tức khác

>   Tổ chức trong nước cũng... ăn non (14/04/2008)

>   Nên linh hoạt biên độ giao dịch (14/04/2008)

>   ITA: Dự án nhiệt điện Kiên Lương chưa có chủ đầu tư (14/04/2008)

>   HT1: Báo cáo tài chính năm 2007 (đã được kiểm toán) (14/04/2008)

>   FPT ký kết gần 6 triệu USD xuất khẩu phần mềm (14/04/2008)

>   Khi nào thì mới phải nhất thiết bán ra cổ phiếu? (14/04/2008)

>   Thị trường trái phiếu chuyên biệt: Cơ hội cho các quỹ đầu tư (12/04/2008)

>   Khối ngoại đang 'dẫn dắt' Vn-Index (12/04/2008)

>   "Nên tính toán lùi thời điểm thu thuế chuyển nhượng CK" (12/04/2008)

>   Thuế chứng khoán: Làm sao thu đúng, thu đủ? (12/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật