Thứ Hai, 14/04/2008 07:00

Khi nào thì mới phải nhất thiết bán ra cổ phiếu?

Nói chung, hầu hết các nhà đầu tư đúng nghĩa đều khuyên các nhà đầu tư khác nên nắm giữ các cổ phiếu càng lâu càng tốt (tức là đầu tư trong dài hạn).

Bạn sẽ chẳng phải lo lắng gì về việc khi nào nên bán cổ phiếu đi. Nếu mua những cổ phiếu tốt, và khi các cổ phiếu đó đều nằm trong một giới hạn an toàn nhất định, thì số tiền đầu tư của bạn sẽ tăng lên gấp bội qua các năm.

Với những người buôn bán cổ phiếu, lãi hay lỗ chỉ có thể tính toán rõ ràng khi bán cổ phiếu đi. Trong khi đó, các nhà đầu tư cổ phiếu thì khác hơn. Họ có thể có được lợi nhuận mà không cần phải bán cổ phiếu. Họ sẽ hưởng một khoản thu nhập trên vốn bỏ ra nhờ việc các quyền lợi cơ bản mà cổ phiếu của họ mang lại, chẳng hạn cổ tức.

Tuy nhiên, bạn cũng phải quan tâm tới thời điểm bán cổ phiếu ra, vì không phải lúc nào cũng càng nắm giữ càng có lợi. Nhưng điều quan trọng, khi nào nên bán ra, nhất là bán tháo, tranh bán?

Bất kể là nhà đầu tư cổ phiếu hay buôn bán cổ phiếu, những tình huống dưới đây đều có thể đáng để xem xét để tính tới việc nên bán cổ phiếu ra.

Điều đó cũng có nghĩa, nếu bạn chưa rơi vào một trong các hoàn cảnh đó, không cần phải quá lo lắng mà bán ra, nhất là bán tháo, tranh bán.

Thứ nhất: Thay đổi cơ bản

Các chỉ số tài chính của cổ phiếu đã thay đổi hẳn sang một ngưỡng không còn phù hợp với thị trường. Chẳng hạn, lợi nhuận công ty giảm quá mạnh và còn có thể giảm tiếp, EPS thấp đi trông thấy, P/E trở nên quá cao so với P/E chung của thị trường...

Sự thay đổi còn có thể bao gồm sự cơ cấu lại mô hình kinh doanh, xây dựng mục tiêu kinh doanh mới, thay đổi trong cách quản lý...

Đây có thể coi là nguyên nhân duy nhất khuyên bạn nên bán ra cổ phần cụ thể nào đó. Sự thay đổi cơ bản của mã cổ phiếu đó đòi hỏi phải tìm thêm nhiều thông tin chi tiết hơn nữa khi các chỉ số trước đó không phản ánh đúng tình hình của công ty đó.

Thứ hai: Có một cơ hội đầu tư tốt hơn

Người ta cũng thường nhất quyết bán ra cổ phiếu nếu có một cơ hội đầu tư tốt hơn đến với họ. Không hẳn là cơ hội mới này tới từ cổ phiếu khác mà có thể từ các quỹ đầu tư, vàng bạc, tiền tệ hay bất động sản.

Thứ ba: Giá cổ phiếu vượt quá giá trị thực

Khi thị trường tăng, các cổ phiếu được đánh giá là tốt thường có xu hướng tăng nhanh hơn so với các cổ phiếu còn lại. Khi các nhà đầu tư mua cổ phiếu đó, thì có một sự thật là giá của nó đã bị đẩy lên cao so với giá trị thực của nó.

Và điều quan trọng hơn là có rất nhiều các bài báo về cổ phiếu đó, đánh bóng tên tuổi cho nó, nhưng thực sự thì không đến như vậy. Khi những thông tin này được làm rõ, các cổ phiếu này lại giảm giá.

Do đó, các nhà đầu tư thường vẫn chọn cho mình chiến thuật bán đi rồi mua lại khi lỡ lâm vào tình cảnh đó. Tất yếu là bán giá thấp hơn giá mua ban đầu để trông chời lại mua vào giá thấp hơn nữa.

Thứ tư: Bạn cần tiền

Trong một số tình huống không mong muốn có thể khiến thời gian nắm giữ cổ phiếu của các nhà đầu tư rút ngắn lại và họ bán ra cổ phiếu.

Điều này đặc biệt đúng khi họ gặp phải các tình huống bất khả kháng, cần ngay tiền mặt và không gì khác ngoài tiền mặt mới có thể giải quyết nổi.

Vậy nên, một chuyên gia trong lĩnh vực chứng khoán khuyên rằng bạn luôn phải có một khoản tiền dự phòng, đừng bao giờ đem đi đầu tư tất cả số tiền bạn có.

Thứ năm: đặt trước mục tiêu tài chính

Nếu bạn đã đặt ra cho mình một mục tiêu tài chính trước đó, một thời điểm đã xác định trước mà bạn sẽ bán.

Hay bạn muốn dành tiền cho các mục tiêu khác như tích trữ, chăm lo cho con cái hay mua nhà, bán có thể bán đi cổ phiếu.

Tuy nhiên, trước khi làm việc đó, các nhà đầu tư thường cân nhắc rất kỹ những dấu hiệu như đã nói ở trên.

Nếu bạn chưa rơi vào một trong các hoàn cảnh đó, không cần phải quá lo lắng mà bán ra, nhất là bán tháo, tranh bán...

Thứ sáu: bất ổn chính trị

Tình hình chính trị an ninh ở nước nào, một khi bất ổn, luôn tạo ra nhiều khó khăn hơn cho cả nền kinh tế.

Đặc biệt, thị trường tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu dường như luôn dao động mạnh nhất, chịu nhiều tác động tiêu cực nhất khi tình hình chính trị an ninh bất ổn.

Vậy nên ở một nước mà tình hình chính trị an ninh bất ổn sẽ khiến nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư ngoại, phải xem xét lại việc có đầu tư nữa hay là rút vốn.

 ATPVietnam

Các tin tức khác

>   Thị trường trái phiếu chuyên biệt: Cơ hội cho các quỹ đầu tư (12/04/2008)

>   Khối ngoại đang 'dẫn dắt' Vn-Index (12/04/2008)

>   "Nên tính toán lùi thời điểm thu thuế chuyển nhượng CK" (12/04/2008)

>   Thuế chứng khoán: Làm sao thu đúng, thu đủ? (12/04/2008)

>   130 nghìn tỉ đồng đi đâu? (12/04/2008)

>   Nhiều Cty chứng khoán tiếp tay cho đầu cơ ngắn hạn (12/04/2008)

>   Phía sau đột biến giao dịch của NĐT ngoại có phải là cơ hội? (11/04/2008)

>   TXM: Ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu niêm yết bổ sung (11/04/2008)

>   TXM: Được chấp thuận niêm yết bổ sung (11/04/2008)

>   SD6: Báo cáo thường niên năm 2007 (12/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật