Thứ Năm, 10/04/2008 14:01

Thị trường cần công cụ đầu tư mới

Trên thế giới, nhiều TTCK có các công cụ đầu tư như hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, quyền chọn… đồng thời cho phép NĐT bán chứng khoán (CK) khi CK đã mua chưa về tài khoản thông qua nghiệp vụ cho vay của CTCK (bán khống) cũng như cho phép NĐT vay tiền của CTCK để mua CK (mua khống). Tại Việt Nam, nhiều NĐT và CTCK mong muốn được thực hiện nghiệp vụ mua khống, bán khống nhằm gia tăng tính thanh khoản cũng như tận dụng được cơ hội tốt trong đầu tư.

Một số CTCK đã triển khai nghiệp vụ này, nhưng lo ngại rủi ro có thể xảy ra, ngày 7/4, trong Công văn số 557/UBCK-PTTT về việc tuân thủ các quy định giao dịch CK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã yêu cầu các CTCK phải tuân thủ quy định về kiểm tra ký quỹ giao dịch đối với khách hàng. Theo đó, khi đặt lệnh bán CK, khách hàng phải có đủ số lượng CK đặt bán trên tài khoản CK. Khi đặt lệnh mua CK, số dư tài khoản bằng tiền của khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về tỷ lệ ký quỹ giao dịch theo quy định từng thời kỳ.

Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc CTCK Tân Việt đồng tình với Công văn 557 khi cho rằng, việc các CTCK cho phép NĐT được đặt mua CK mà không có đủ số tiền ký quỹ hay việc NĐT được phép bán CK khi trong tài khoản không có đủ CK là hết sức mạo hiểm. Công văn 557 của UBCK là nhằm chấn chỉnh hoạt động của các CTCK trong bối cảnh thị trường chưa có các chế tài giám sát chặt chẽ. Đặc biệt, khi thị trường có dấu hiệu tụt dốc thì hoạt động này sẽ tiềm ẩn rủi ro lớn về khả năng thanh toán của NĐT.

Giám đốc một CTCK khác cho biết, đã là quy định của UBCK thì phải tuân thủ. Tuy nhiên, xét ở một góc độ nào đó, nhu cầu được sử dụng nhiều công cụ đầu tư hiện nay rất lớn, nhất là đối với các NĐT năng động, họ mong muốn được cầm cố, ký quỹ?… để đảm bảo dòng vốn có thể quay vòng nhanh, đem lại cơ hội thu lợi nhuận cao. Hiện nay, giao dịch trên TTCK Việt Nam vẫn theo kiểu “tiền trao, cháo múc”. Để thị trường phát triển, cần tiến tới cho phép thực hiện các nghiệp vụ mới như giao dịch quyền chọn, cho vay cầm cố, hợp tác đầu tư, mua bán kỳ hạn…

Một số chuyên gia CK cho rằng, luật nên đi theo xu hướng, nhu cầu của thị trường, bởi mua khống (còn được gọi là cho vay ký quỹ), bán khống là các nghiệp vụ rất hữu ích nếu các CTCK đảm bảo được nguồn tài chính để hỗ trợ NĐT.

Có thể nhận thấy, hiện nay, khối CTCK chưa đủ cơ sở pháp lý để cung cấp các nghiệp vụ này. Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó, đây là các nghiệp vụ rất phổ biến trên thế giới thì tại sao ở Việt Nam lại không hướng tới? Nên chăng, UBCK trong quá trình xây dựng các quy định pháp lý cần mở dần việc cho phép khối CTCK thực hiện các nghiệp vụ CK mới theo nhu cầu thực tế và xu hướng phát triển chung của TTCK thế giới. Lãnh đạo UBCK đã từng công bố năm 2008, khối CTCK có thể được áp dụng tài khoản ký quỹ (margin accout). Đây chính là một trong những hình thức cho phép CTCK  hỗ trợ một phần vốn cho NĐT khi giao dịch và các thành viên thị trường đang rất chờ đợi công cụ này.

đtck

Các tin tức khác

>   Báo cáo của HSBC: Chỉ mang tính tham khảo! (10/04/2008)

>   Niêm yết cổ phiếu: "Đại gia" có đúng hẹn (10/04/2008)

>   Lợi nhuận 2008: Áp lực và kỳ vọng (10/04/2008)

>   Lạc quan với cơ hội đầu tư vào Việt Nam (10/04/2008)

>   Vàng, chứng khoán hay bất động sản? (10/04/2008)

>   Lượng mua của các nhà đầu tư nước ngoài tăng cao (09/04/2008)

>   SDT: BC thường niên năm 2007 (10/04/2008)

>   TKU: TB ngày đăng ký cuối cùng cổ phiếu (09/04/2008)

>   VC6: TB về giao dịch cổ phiếu quỹ (09/04/2008)

>   VC7: Báo cáo thường niên năm 2007 (10/04/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật