Thứ Hai, 18/02/2008 10:12

Còn tầng ngầm của lạm phát?

Từ ngày 17-3-2008, các ngân hàng có số dư vốn huy động tính đến ngày 31-1-2008 bằng VND từ 1.000 tỷ đồng trở lên sẽ phải chia nhau mua 20.300 tỉ đồng tín phiếu bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước.

Giải pháp này đươc Ngân hàng Nhà nước giải thích nhằm “chủ động kiểm soát chặt chẽ tiền tệ ngay từ đầu năm, góp phần kiềm chế lạm phát”, khi mà chỉ số giá cả đã tăng cao ở mức 2,38% vào tháng 1-2008 (trên 14% so với cùng kỳ năm ngoái) và chưa biết sẽ dừng lại ở mức nào vào những tháng tới.

Không đợi đến tháng 3, các ngân hàng thương mại sẽ phải  hạn chế cho vay, để ưu tiên góp tay kiềm chế lạm phát. Như thế bài toán tăng trưởng, đươc nhìn nhận là đang trên đà tiến mạnh sau WTO, có bị ảnh hưởng gì  không do hậu quả của chính sách tài khóa và tiền tệ song hành hiện hữu. Theo đó, việc hạn chế vay có làm giảm bớt nguồn tín dụng khả  hữu cho đầu tư tư nhân (vốn được coi là hiệu quả) nhưng vẫn duy trì  mức độ cao cho đầu tư công, hậu quả này vốn được biết đến qua thuật ngữ kinh tế học phương Tây là “crowding out effect”.

Như vậy, liệu ngoài việc “rút tiền ra khỏi lưu thông”, còn những giải pháp nào sẽ thật sự đụng được đến tầng ngầm của nguy cơ lạm phát? Vì dầu có “thắt chặt” thật sự hiệu quả nhằm hạn chế tín dụng ngân hàng cho các cá nhân vay để mua chứng khoán và bất động sản, hay tiêu dùng… thì cũng chỉ là một khoản nhỏ so với tổng đầu tư huy động từ ngân sách trên 20 tỉ USD mỗi năm.

Việc tăng dự trữ bắt buộc, bán tín phiếu bắt buộc hay điều chỉnh  một số lãi suất chủ đạo đã công bố gần đây chỉ đạt hiệu quả trị liệu nhất thời cho chính sách tiền tệ, một khi mà chỉ số ICOR (incremental capital-output ratio, được hiểu đơn giản là lượng vốn đầu tư cần thiết để có được thêm một đơn vị sản lượng GDP) của Việt Nam vẫn tiếp tục còn quá cao như hiện nay (ở mức 5-6 so với 2-3 của các nước láng giềng), tiếp tục đòi hỏi nguồn tài trợ tín dụng cao cho các xí nghiệp quốc doanh và gây áp lực trên khối lượng tổng cung tiền tệ đang được coi là nguyên nhân chính gây ra lạm phát.

Cho nên, muốn đụng đến tầng ngầm của lạm phát còn cần thêm một chính sách tài khóa vẫn được trông đợi là thắt chặt tương đối tài chính công, nhất là giới hạn nguồn chi tài chính cho vốn đầu tư công. Sự tập trung này có thể dồn vào mục đích tăng chất lượng đầu tư công để giảm bớt các dự án kém hiệu quả và lãng phí, từ đó tăng hiệu năng của toàn nền kinh tế. Chỉ như thế mới mong sớm giảm lạm phát trong năm 2008. Chính sách tiền tệ chặt như đã công bố chỉ là điều kiện cần nhưng chưa là điều kiện đủ.

tt

Các tin tức khác

>   "Lướt sóng" cùng vàng (18/02/2008)

>   Vay vốn ngân hàng khó quá (18/02/2008)

>   Thắt chặt tiền tệ, liệu có khả thi? (18/02/2008)

>   ATM Vietcombank vẫn 'chết' sau Tết (18/02/2008)

>   ADB sẽ đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế-xã hội (17/02/2008)

>   Ngân hàng đầu tiên tung ra sản phẩm “Tiền gửi bù lạm phát” (17/02/2008)

>   Seabank sẽ tham gia thị trường thẻ thanh toán vào cuối quý 1/08 (17/02/2008)

>   Phối hợp chặt chẽ để triển khai tốt việc trả lương qua tài khoản (17/02/2008)

>   Khan tiền đồng, ngân hàng chạy đua nâng lãi suất (16/02/2008)

>   TPHCM thành lập Công ty Đầu tư tài chính (16/02/2008)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật