TNC: Bài giới thiệu
Bài giới thiệu về CTCP Cao su Thống Nhất:
Ngày 07/08/2007, TTGDCK Tp. HCM đã cấp quyết định số 89/GPNY chấp thuận cho Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất được niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Tp.HCM. Theo dự kiến, ngày 22/08/2007, công ty cổ phần Cao su Thống Nhất sẽ chính thức khai trương giao dịch trên SGDCK Tp.HCM với mã chứng khoán là TNC. Như vậy, công ty cổ phần Cao su Thống Nhất đã trở thành công ty thứ 112 niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dich chứng khoán. Sở Giao dịch Chứng khoán xin giới thiệu một số nét chính để quý độc giả tham khảo
1. Giới thiệu về công ty:
Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất tiền thân là doanh nghiệp nhà nước với tên gọi Công ty Cao su Thống Nhất được thành lập năm 1991. Công ty chuyễn sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần với vốn điều lệ 192,5 tỷ đồng, trong đó Nhà nước sở hữu 51%.
Cơ cấu tổ chức của công ty bao gồm trụ sở chính với đầy đủ các phòng ban. Ngoài ra, công ty còn có các 2 nông trường cao su (Hòa Bình II và Phong Phú), 2 xí nghiệp: xí nghiệp chế biến nông sản Phước Hưng và xí nghiệp chế biến gỗ Phước Trung, 3 nhà máy: nhà máy sơ chế cao su Phong Phú, nhà máy chế biến thức ăn gia súc Hưng Long, nhà mày sản xuất gỗ và chế biến Cao su Bàu Non và 1 cửa hàng kinh doanh Nông Ngư Cơ.
2. Tình hình sản xuất kinh doanh và thị trường:
Ngành nghề kinh doanh của công ty chủ yếu là trồng mới cao su và khai thác, sơ chế, kinh doanh, xuất khẩu mủ cao su. Sản phẩm chính của Công ty là mủ cao su các loại, chiếm trên 60% tổng doanh thu trong đó hoạt động kinh doanh, thu mua mủ cao su từ bên ngoài có xu hướng bị thu hẹp, ngược lại Công ty gia tăng sản lượng mủ cao su khai thác bằng cách áp dụng các biện pháp kỹ thuật đồng thời tiến hành chính sách trồng mới, thanh lý hợp lý nhằm mở rộng diện tích vườn cây cao su. Hiện nay, tổng diện tích vườn cây cao su Công ty đang khai thác là 1.639,37 ha. Năng suất khai thác bình quân năm 2006 là 1.535kg/ha, ở mức trung bình thấp trong ngành do tại nông trường Hòa Bình 2, công ty vẫn còn phần diện tích cao su được trồng trong thời kỳ bao cấp có chất lượng không cao. Tuy nhiên, Công ty cũng đang tiến hành thanh lý các vườn cây này để trồng tái canh từ từ. Trong tương lai, năng suất vườn cây của công ty sẽ tương đương năng suất của ngành (khoảng 1.800-2000 tấn/ha).
Ngoài hoạt động chính trên, Công ty còn tham gia vào hoạt động kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp khác như điều nhân, mì lát, sản phẩm cám, bông vải và chế biến gỗ…Các hoạt động này chiếm khoảng 40% doanh thu của Công ty.
Tình hình kinh doanh qua các năm như sau :
Stt |
CHỈ TIÊU |
Năm 2005 |
Năm 2006 |
|
Quý 1 |
Giá trị |
Giá trị |
% tăng (giảm) |
Năm 2007 |
1 |
Tổng giá trị tài sản |
236.560.369.897 |
266.547.888.467 |
13% |
266.093.675.145 |
2 |
Doanh thu thuần |
140.451.735.960 |
145.293.077.262 |
3% |
17.764.570.899 |
3 |
Lợi nhuận gộp |
35.161.427.313 |
42.878.301.481 |
22% |
1.958.812.339 |
4 |
Lợi nhuận từ HĐKD |
31.651.710.536 |
39.680.851.902 |
25% |
1.630.631.693 |
5 |
Lợi nhuận khác |
3.871.983.413 |
(2.723.062.189) |
-170% |
(267.754.943) |
6 |
Lợi nhuận trước thuế |
35.523.693.949 |
36.957.789.713 |
4% |
1.362.876.750 |
7 |
Lợi nhuận sau thuế |
25.533.788.740 |
34.409.805.385 |
35% |
1.362.876.750 | 3. Triển vọng phát triển của công ty và kế hoạch trong các năm tới:
Công ty là một trong những đơn vị sản xuất kinh doanh có hiệu quả trung bình trong ngành cao su Việt Nam. Diện tích khai thác và sản lượng của Công ty tương đối thấp so với các đơn vị cùng ngành, công ty có diện tích vườn cao su khai thác là 1.600 ha trong khi các doanh nghiệp cùng ngành hầu như có diện tích khai thác trên 2000 ha. Số lượng lao động bình quân của Công ty khoảng 700 lao động/năm, chất lượng lao động nói chung còn thấp, lao động sản xuất chính của Công ty là công nhân khai thác và cán bộ tổ trưởng quản lý có trình độ văn hóa ở mức tiểu học và trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nên sẽ là một khó khăn cho việc triển khai áp dụng kỹ thuật mới. Tuy nhiên, đội ngũ lãnh đạo chủ chốt của Công ty là những người có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực cao su, có khả năng quản trị nhạy bén, sáng tạo sẽ tạo thuận lợi cho Công ty trên con đường phát triển.
Một số chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2007:
Đvt: 1.000 đồng
Stt |
Chỉ tiêu |
Năm 2007 |
So với 2006 |
1 |
Doanh thu thuần (DTT) |
185.935.500 |
27,97% |
2 |
Lợi nhuận sau thuế |
16.330.700 |
(52,54 %) |
3 |
TSLN sau thuế trên DTT |
8,78% |
(14,9 %) |
4 |
TSLN sau thuế trên vốn CSH |
8,48% |
(9,39 %) |
5 |
Cổ tức/mệnh giá |
7,2% |
(2,8 %) |
Doanh thu năm 2007 tăng 27,97% so với năm 2006 do Công ty tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh sản phẩm nông sản như mì lát, bắp hạt, điều nhân… nhưng kế hoạch lợi nhuận giảm hơn một nữa so với 2006 là vì ảnh hưởng từ thiệt hại do cơn bão số 9 gây ra cho vườn cây cao su của công ty.
Ngoài ra, kế hoạch kinh doanh năm 2007 chưa tính đến khả năng sinh lợi từ khoản đầu tư vào liên doanh Baria Secere (công ty góp 12% vốn pháp định). Liên doanh này hiện có lỗ lũy kế 14,548 tỷ tuy nhiên năm 2005, 2006 lãi lần lượt 25, 30 tỷ đồng và lợi nhuận trong các năm tới dự kiến sẽ ổn định ở mức 35 – 40 tỷ.
Theo đánh giá của tổ chức tư vấn, nếu không có những diễn biến bất thường xảy ra thì kế hoạch lợi nhuận và cổ tức của Công ty là khả thi.
Kế hoạch đầu tư: trong năm 2007 Công ty dự kiến đầu tư khoảng 41,725 tỷ đồng vào các hạng mục sau:
Đầu tư mở rộng diện tích trồng cao su tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Đầu tư cửa hàng kinh doanh nông ngư cơ, thiết bị vật tư nông nghiệp
Một số hạng mục khác như hệ thống xử lý nước thải, kho chứa, hệ thống thoát nước, nhà ăn v.v…
4. Các nhân tố rủi ro
• Rủi ro về kinh tế: Theo dự báo của nhiều tập đoàn kinh tế uy tín thì nền kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu bước vào chu kỳ suy thoái, khu vực Châu Á Thái Bình Dương vẫn duy trì vị thế kinh tế năng động nhất. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới hứa hẹn tiềm năng tăng trưởng khá cao khoảng 8.5% và Chính phủ cũng đã có chiến lược phát triển dài hạn cho ngành cao su cho giai đoạn đến 2010. Do vậy, có thể thấy rủi ro biến động của nền kinh tế với những đơn vị hoạt động trong ngành trồng, khai thác và chế biến mủ cao su là không cao.
• Rủi ro pháp luật: Việt Nam đang trong quá trình sửa đổi và hoàn thiện thể chế pháp lý, hệ thống pháp luật hiện nay của nước ta chưa ổn định, rủi ro về thay đổi luật pháp là khó tránh khỏi, tuy nhiên Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp nên ảnh hưởng từ việc hoàn thiện hệ thống pháp lý là không đáng kể.
• Rủi ro biến động giá: Khoảng 20-30% doanh thu của công ty là từ xuất khẩu nên giá bán phụ thuộc vào giá cao su tự nhiên của thế giới. Trong những năm qua giá cao su tăng mạnh là do nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh từ hai thị trường lớn Trung Quốc và Ấn Độ. Giá dầu thô (nguyên liệu chế biến cao su tổng hợp) tăng trong thời gian qua cũng góp phần đẩy giá cao su tự nhiên tăng. Chính vì vậy, trong dài hạn biến động về giá luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu không chỉ đối với Doanh nghiệp mà cho tất cả các đơn vị cùng ngành.
• Rủi ro tỷ giá hối đoái: Nhằm ổn định nền kinh tế non trẻ trong nước, trong thời gian qua Chính phủ Việt Nam chủ trương áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý của Nhà nước với biên độ dao động rất thấp góp phần hạn chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chính sách tỷ giá này được duy trì trong nhiều năm tới vì những mục tiêu kinh tế vĩ mô như: ổn định giá cả, ổn định lạm phát và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài... Vì vậy rủi ro biến động tỷ giá hối đoái trong giai đoạn hiện nay đến hoạt động kinh doanh của Công ty chưa phải là vấn đề đáng quan tâm.
• Rủi ro khác: Hoạt động chính của công ty là trồng, khai thác và chế biến mủ cao su, lĩnh vực thuần nông nghiệp nên hoạt động kinh doanh của Công ty ít nhiều bị tác động bởi thay đổi khí hậu, thời tiết. Do đó trong trường hợp mưa, nắng thất thường sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng sản phẩm, kế hoạch khai thác cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong trường hợp xấu hơn như thiên tai, hỏa hoạn, hạn hán, bão thì mức độ thiệt hại mang tính chất nghiêm trọng hơn.
HOSE
|