Thứ Hai, 30/07/2007 10:01

Xuất khẩu dệt may khó đạt mục tiêu

Mặc dù đạt kim ngạch xuất khẩu trong tháng 6 khoảng 720 triệu USD, đạt mức cao nhất từ đầu năm đến nay và nâng tổng kim ngạch 6 tháng lên 3,4 tỷ USD, ngành dệt may vẫn được dự báo sẽ bị sụt giảm xuất khẩu trong quý III năm nay.

Theo Bộ Công nghiệp, dệt may vốn là mặt hàng có khả năng gia tăng mạnh về kim ngạch xuất khẩu (trên 30%/năm) và là một trong những ngành hàng được kỳ vọng nhiều nhất trong các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của các doanh nghiệp dệt may trong nước lại cho thấy, nhìn chung các hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ thực hiện trong quý III đều giảm mạnh, các đơn hàng dài hạn chỉ còn tập trung ở thị trường châu Âu, Nhật Bản...

Nguyên nhân là do nhiều nhà nhập khẩu e ngại cơ chế giám sát hàng dệt may của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may Việt Nam chính thức được áp dụng từ tháng 5/2007. Thêm vào đó, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt cạnh tranh với sản phẩm của Trung Quốc, Ấn Độ; còn tại thị trường EU thì kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam cũng bị sụt giảm do rào cản của các hàng rào phi thuế quan.

Trong khi đó, nội lực không đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu cho ngành may xuất khẩu, chủ yếu phải nhập khẩu nên giá trị gia tăng thấp, đồng thời chịu sự biến động của giá nhập nguyên liệu đầu vào, cộng thêm chi phí vận chuyển ở Việt Nam vẫn thuộc loại đắt nhất thế giới. Những lý do này khiến sản phẩm dệt may xuất khẩu trong quý III chắc chắn sẽ bị đội giá lên, và mục tiêu hoàn thành xuất khẩu 5,2 tỷ USD hàng dệt may trong năm nay là rất khó khăn.

Hanoinet

Các tin tức khác

>   Tái cơ cấu doanh nghiệp: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn! (30/07/2007)

>   Xếp hạng kinh tế thế giới: Việt Nam tụt hạng vì thiếu tốc độ tăng trưởng (30/07/2007)

>   Thị trường M&A ở Việt Nam (30/07/2007)

>   Bình Dương: Xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 600 triệu USD (30/07/2007)

>   “Thương trường là chiến trường” hay "tất cả cùng thắng"? (30/07/2007)

>   Thị trường bất động sản sau “1 phút huy hoàng” (30/07/2007)

>   Miễn kiểm tra khi xuất hàng thủy sản sang Nhật (30/07/2007)

>   Tạm dừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng dệt may (30/07/2007)

>   Cho xuất khẩu cát (30/07/2007)

>   Định giá sự phát triển (30/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật