Thứ Hai, 30/07/2007 00:00

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Yêu cầu xuất phát từ thực tiễn!

Nguy cơ tụt hậu luôn là nỗi lo lắng của các doanh nghiệp Việt Nam (DNVN) trong thời kỳ hội nhập. Sự yếu kém trong tư duy quản lý và tổ chức nếu chỉ được khắc phục theo kiểu sai đâu sửa đấy, "rách" đâu "vá" đấy thì sẽ dẫn tới những kết cục nửa vời. "Tái cơ cấu" có thể coi là biện pháp lâu dài và là định hướng có tính chiến lược cho DN trong thời điểm này.

Từ đề án thí điểm…

Thực tế trước khi vào WTO, các đề án tái cơ cấu DN đã được triển khai và thực hiện khá rộng ở VN. Mô hình công ty mẹ - công ty con, mô hình tập đoàn không còn là chuyện mới mẻ nữa. Các DN đã sẵn sàng đón nhận cuộc chơi bình đẳng với tất cả các DN trong một xu thế hội nhập mới.

Dự án thí điểm tái cơ cấu DN được Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh tài trợ thông qua Ngân hàng Thế giới là một dẫn chứng.

Ba tổng công ty được chọn làm thí điểm tham gia vào dự án này là Dệt may (Vinatex), Thuỷ sản (Seaprodex) và Cà phê (Vinacafe), với mục tiêu chung là cải thiện năng lực kinh doanh lâu dài của các tổng công ty và các đơn vị thành viên theo các điều kiện của nền kinh tế thị trường. Theo đề xuất của các tổng công ty, kế hoạch tái cơ cấu sẽ được chia thành 2 giai đoạn 2003 - 2005 và 2005 -2008, trong đó giai đoạn I cơ bản đã hoàn tất với việc xây dựng các kế hoạch tái cơ cấu cho các tổng công ty… Giai đoạn II (2005 - 2008), dự án sẽ tập trung vào một số hoạt động mở rộng ở Vinatex và Vinacafe. Qua giai đoạn I, dự án được đánh giá là thành công. Theo ông Vũ Đức Giang - Quyền Tổng giám đốc Vinatex thì: "Kết quả này là bắt nguồn từ sự thay đổi trong nhận thức của ban lãnh đạo đã mạnh dạn tiến hành tái cơ cấu".

Thêm một dẫn chứng khác là đề án tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước đã được Chính phủ phê duyệt từ tháng 10/2001. Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng: Sắp xếp lại tổ chức bộ máy của các ngân hàng thương mại từ hội sở chính đến chi nhánh theo hướng tuân thủ chiến lược khách hàng; chuyển sang mô hình quản trị kinh doanh theo nhóm khách hàng và loại dịch vụ thống nhất, đồng thời phát triển thành các tập đoàn ngân hàng đa năng sau cổ phần hoá; phát triển hệ thống kênh phân phối điện tử mà không nhất thiết phải mở nhiều chi nhánh nhằm năng động hoá quá trình phát triển dịch vụ…

Ngoài các dự án trên còn nhiều dự án ở các ngành khác như: Vận tải, xây dựng, hàng không… đang tích cực chuyển đổi mô hình và hoạt động của mình để chủ động với sân chơi mới. Tuy nhiên, theo nhận định của ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Viện trưởng Viện Phát triển DN VCCI, sự chuẩn bị cho cuộc chơi này còn chưa thật chủ động ở tất cả các DN. Có những DN định hướng được xu thế của thời cuộc và bắt đầu thay đổi từ nhiều năm nay, nhưng cũng có DN tỏ ra thờ ơ hoặc nhận rõ thời cuộc nhưng không đủ khả năng để đối mặt với sự thử thách này. Vậy đâu là giải pháp cho tình trạng này?

Tới giải pháp thực tiễn

Lâu nay, người ta vẫn xem nhẹ việc phổ biến lý luận về quá trình tái cơ cấu DN, nhưng thực tế cho thấy DN, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo, có hiểu rõ và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của việc tái cơ cấu thì mới mạnh dạn áp dụng vào DN mình. Muốn vậy, DN cần phổ biến những quan điểm về tái cơ cấu, tái lập DN đến các thành viên trong công ty để mọi người thấy được sự cần thiết của quá trình này. Mặt khác, DN cần kiên quyết tiến hành tái cơ cấu khi nhận thấy đơn vị mình đã hội tụ đầy đủ các điều kiện để thực hiện.

Bên cạnh đó, DN cần đào tạo và trang bị cho đội ngũ lao động những kiến thức cần thiết để có khả năng thích ứng với mô hình mới sau khi tái cơ cấu. Quá trình tái cơ cấu DN bao gồm: Tái cơ cấu tổ chức và quản lý, tái cơ cấu tài sản,sản phẩm, thị trường, lao động… cho nên dù muốn hay không muốn thì người lao động cũng chịu sự tác động rất mạnh của quá trình này. Để tránh cho người lao động có những cú "sốc" khi bị thuyên chuyển hoặc cắt giảm do quá trình tái cơ cấu tổ chức thì DN nên có sự chủ động trong vấn đề này.

Cụ thể như: Cung cấp thông tin cần thiết về quyền lợi và trách nhiệm của họ để họ chủ động có kế hoạch trong công việc của mình, đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết để họ tiếp cận với vị trí mới sau khi tái cơ cấu DN.

Ngoài ra, DN cần định hướng xác định đúng thời điểm tái cơ cấu, tránh quá sớm hoặc quá muộn, vì thời cơ được xem là yếu tố quan trọng đối với DN trong bất kỳ tình huống nào.

Tái cơ cấu là một hướng tiếp cận chuyển đổi DN có thể áp dụng cho các DN từ yếu đến mạnh, có thể áp dụng từ tái cơ cấu từng phần đến tái cơ cấu toàn bộ. Việc áp dụng thí điểm như hiện nay sẽ là một trong những bước đi đầu tiên để từ đó rút kinh nghiệm và tìm được mô hình hợp lý nhất cho các DN VN.

Hanoinet

Các tin tức khác

>   Xếp hạng kinh tế thế giới: Việt Nam tụt hạng vì thiếu tốc độ tăng trưởng (30/07/2007)

>   Thị trường M&A ở Việt Nam (30/07/2007)

>   Bình Dương: Xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 600 triệu USD (30/07/2007)

>   “Thương trường là chiến trường” hay "tất cả cùng thắng"? (30/07/2007)

>   Thị trường bất động sản sau “1 phút huy hoàng” (30/07/2007)

>   Miễn kiểm tra khi xuất hàng thủy sản sang Nhật (30/07/2007)

>   Tạm dừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng dệt may (30/07/2007)

>   Cho xuất khẩu cát (30/07/2007)

>   Định giá sự phát triển (30/07/2007)

>   Bộ Công nghiệp trao giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho Cty Điện Quang (30/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật