Thứ Hai, 30/07/2007 09:58

Xếp hạng kinh tế thế giới: Việt Nam tụt hạng vì thiếu tốc độ tăng trưởng

Hanoinet- Ngân hàng Thế giới (WB) vừa đưa ra bảng xếp hạng các nền kinh tế trên thế giới với nhiều tiêu chí khác nhau. Nếu theo tiêu thức đồng giá sức mua bình quân đầu người (GNI), Việt Nam bị tụt 4 bậc. Cụ thể, GNI thực tế bình quân đầu người của nước ta năm 2006 là 690 USD, xếp thứ 169 thế giới, tụt 4 bậc so với vị trí thứ 165 trong năm 2005 (620 USD/người).

Nguyên nhân tụt hạng có nhiều, nhưng quan trọng nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,2% của Việt Nam năm qua không đủ nhanh.

Chẳng hạn, nước xếp thứ 168 năm 2006 là Mauritania, một quốc gia bé nhỏ 3,154 triệu dân ở khu vực cận Sahara, nhờ tăng GDP 11,7%, cho nên GNI thực tế bình quân đầu người đã tăng vọt từ 580 USD năm 2005 (168 thế giới) lên 740 USD năm 2006 (tăng 27,59%).

Ngược lại, “người đồng hành” kề dưới chúng ta (xếp thứ 170 thế giới) trong năm 2006 cũng là một quốc gia bé tí xíu Solomon Islands với gần nửa triệu dân chỉ đạt được tốc độ tăng GDP rất khiêm tốn 4,8%, cho nên GNI thực tế bình quân đầu người chỉ tăng từ 620 USD năm 2005 lên 690 USD và chịu tụt hạng hơn chúng ta 1 bậc (năm 2005 cùng xếp thứ 165).

Như thế, để thăng hạng các nước đang phát triển đều lấy mục tiêu phát triển kinh tế là trọng tâm với tốc độ tăng trưởng đạt 2 chữ số.

Mặc dù vậy, điều “an ủi” đối với cư dân nước ta là ở chỗ, vẫn theo tính toán của WB, nếu tính theo đồng giá sức mua, GNI 690 USD/người của nước ta đạt 3.300 đô la quốc tế, tức là sức mua thực tế được “khuếch đại” thêm 378,26%, tăng 10% so với năm 2005 (620 USD quy ra đô la quốc tế năm 2005 đạt 3.000) và chúng ta vẫn giữ được vị trí 150 thế giới như cũ.

Điều đáng nói ở nước ta không phải là lạm phát cao, mà là tốc độ tăng trưởng kinh tế chưa đủ nhanh để trụ hạng trong bối cảnh không ít trong nhóm 53 quốc gia đang tăng tốc để thoát khỏi “tốp bét” của thế giới. Trong cuộc đua này, nước ta vẫn là một trong số ít các nền kinh tế liên tục duy trì được đà tăng trưởng, nhưng quanh quẩn ở mức 8%/năm không thể là tốc độ để bứt phá.

Nhân đây, cũng cần “nói rõ” lại là, trong 3 năm vừa qua, không phải chúng ta với bình quân 8,13%/năm, mà Campuchia với 10,95%/năm mới là quốc gia “về nhì” sau “người khổng lồ” Trung Quốc ở chỉ tiêu tốc độ tăng GDP, còn nếu tính cả chặng đường 6 năm đầu thập kỷ này, thì “người láng giềng” Tây Nam với 9,21%/năm cũng vượt trội hơn hẳn so với của chúng ta chỉ với 7,62%/năm.

Hơn thế, nếu tính cả khu vực Nam Á, “người khổng lồ” Ấn Độ mới là quốc gia giữ vị trí thứ ba trong cuộc đua tốc độ này trong 3 năm qua, bởi GDP bình quân của nước này đã đạt 8,73%/năm, cao hơn nhiều so với của nước ta nhờ hai bước bứt phá 9,2% liên tục trong 2 năm 2005 và 2006 (năm 2004 cũng tăng 7,8% như của nước ta).

Nói tóm lại, vấn đề cơ bản nhất của nền kinh tế nước ta vẫn là tốc độ. Hy vọng năm gia nhập “ngôi nhà chung WTO” 2007 sẽ là năm mở đầu cho cuộc bứt phá này.

SGTT

Các tin tức khác

>   Thị trường M&A ở Việt Nam (30/07/2007)

>   Bình Dương: Xuất khẩu đồ gỗ đạt gần 600 triệu USD (30/07/2007)

>   “Thương trường là chiến trường” hay "tất cả cùng thắng"? (30/07/2007)

>   Thị trường bất động sản sau “1 phút huy hoàng” (30/07/2007)

>   Miễn kiểm tra khi xuất hàng thủy sản sang Nhật (30/07/2007)

>   Tạm dừng tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu hàng dệt may (30/07/2007)

>   Cho xuất khẩu cát (30/07/2007)

>   Định giá sự phát triển (30/07/2007)

>   Bộ Công nghiệp trao giấy chứng nhận sản phẩm tiết kiệm năng lượng cho Cty Điện Quang (30/07/2007)

>   Bàn về đạo kinh doanh của người Việt: Thà muộn còn hơn không! (29/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật