Thứ Tư, 11/07/2007 17:15

Tập đoàn tàu thủy muốn đầu tư vào điện, chuyện đáng mừng?

Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin)  đã gửi công văn đến Bộ Công nghiệp báo cáo kế hoạch phát triển các nhà máy điện với tổng công suất lên tới gần 8.000 MW. Ngành điện thì đi làm viễn thông, còn đóng tàu đi làm điện mà toàn đầu tư sang lĩnh vực khác với số vốn lớn, không biết đó có phải là chuyện đáng mừng?

Theo đó, Vinashin là tập đoàn kinh tế mạnh đã nâng cấp, mở rộng và đầu tư chiều sâu các nhà máy hiện có, đồng thời tập trung đầu tư xây dựng một số cơ sở đóng tàu và sửa chữa tàu biển tại các địa điểm mới, thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp đóng tàu tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam như: Cái Lân (Quảng Ninh), Mỹ Trung (Nam Định), Dung Quất (Quảng Ngãi), Soài Rạp (Tiền Giang)...

Tại các khu công nghiệp đã và đang hình thành các nhà máy, xí nghiệp như: cán thép tấm, chế tạo động cơ diesel, đúc thân máy tàu thuỷ... Do đó nhu cầu về điện rất lớn và cấp thiết. Hơn nữa khả năng có thể cạnh tranh được của ngành đóng tàu Việt Nam phụ thuộc nhiều vào sản xuất các nguyên vật liệu đầu vào như thép tấm, động cơ diesel... mà yêu cầu đầu tiên để phát triển công nghiệp thép là nguồn cung cấp điện ổn định với giá cả cạnh tranh. Vì vậy xây dựng các nhà máy điện là mục tiêu đặt ra trong chiến lược phát triển của tập đoàn.

Bên cạnh đó, Vinashin cũng đã đặt ra vấn đề tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm lên trên 60% vào năm 2010. Để đạt được chỉ tiêu này, Vinashin đã và đang sản xuất, chế tạo và lắp ráp các sản phẩm:  thiết bị điện tàu thuỷ, nồi hơi, tuốc bin... Do vậy trong những năm vừa qua, ngành cơ khí chế tạo của Vinashin phát triển khá mạnh,  khả năng chế tạo và lắp ráp nâng lên rất nhiều dẫn đến việc chế tạo hay nâng cấp nồi hơi, tuốc bin, tổ máy... trong các nhà máy điện là hoàn toàn có thể tự thực hiện được.

Một vấn đề nữa là các khu công nghiệp của Vinashin đều gần những khu vực khai thác than, khoáng sản, các con sông lớn nên việc cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy điện rất thuận lợi. Đó là tiền đề thôi thúc để Tập đoàn phát triển hệ thống nhà máy điện phục vụ cho các khu công nghiệp. Việc đầu tư xây dựng nhà máy điện sẽ tạo ra công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tạo điều kiện cho một số ngành nghề khác phát triển theo.

Vinashin cũng giới thiệu một số nhà máy điện dự kiến sẽ xây dựng phục vụ cho ngành đóng tàu gồm:

Nhiệt điện chạy than: nhà máy điện Hậu Giang (3 x 1.200MW), nhà máy nhiệt điện Hải Hà (3 x 676 MW + 2 x 150 MW - dùng khí lò cao), nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (3 x 65MW), nhà máy nhiệt điện Ninh Thuận (2 x 600MW 1 tổ máy dùng khí lò cao)

Nhiệt điện chạy động cơ: nhà máy điện Dung Quất - Đà Nẵng (8 x 12,5 MW), nhà máy nhiệt điện Soài Rạp (10 x 12,5 MW), nhà máy nhiệt điện Khánh Hoà - Nha Trang (220MW).

Thuỷ điện: Nhà máy thuỷ điện Trạm Tấu (Yên Bái, 22MW).

Phong điện: Trạm phát điện gió tại khu Công nghiệp TP. Quy Nhơn ( Bình Định, 40 x 600KW).

Cuối cùng, Vinashin kết luận và kiến nghị  nhu cầu điện năng phục vụ cho các khu công nghiệp của ngành đóng tàu trong giai đoạn 2007-2015 khoảng 8.300MW, vì vậy mong  Bộ Công nghiệp xem xét và bổ sung vào Dự thảo quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2006-2015 có xét triển vọng đến 2025 để tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ phát triển hơn nữa và hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra của Chính phủ.

Một số ý kiến cho rằng việc đầu tư hàng loạt các nhà máy điện với tổng công suất lên đến gần 8.000 MW sẽ đòi hỏi một lượng vốn khổng lồ mới đáp ứng đủ. Hiện nay với các nhà máy nhiệt điện, tính bình quân chi phí cho 1 MW  khoảng 1 triệu USD, với thuỷ điện còn lớn hơn. Như vậy,  từ nay đến 2015, Vinashin phải lo được 8 tỷ USD để phát triển điện, số vốn này  lớn hơn số vốn đầu tư cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính là đóng tàu, liệu có thực hiện được? Nên nhớ rằng trong suốt 10 năm qua (1996-2007), ngành điện chỉ tập trung làm điện mà cũng chỉ đạt được 8000 MW.

Cũng có  nghi ngờ cho rằng, đó chỉ là chuyện đăng ký để được đưa vào quy hoạch điện,  giống như "xí phần" rồi bán lại cho các đối tác khác bởi nhu cầu về điện đang tăng mạnh và đầu tư vào dự án các nhà máy điện đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm? Ngành điện thì đi làm viễn thông, còn đóng tàu đi làm điện mà toàn đầu tư sang lĩnh vực khác với số vốn lớn, không biết đó có phải là chuyện đáng mừng?

Ngay lập tức, Bộ Công nghiệp  đã có công văn trả lời, yêu cầu Vinashin báo cáo Bộ Công nghiệp các thông tin chi tiết và điều kiện triển khai, thực hiện đầu tư các dự án nhà máy điện đã đề xuất, trong đó có báo cáo kiểm toán tình hình tài chính trong 3 năm qua và các phương án thu xếp vốn để thực hiện đề nghị nêu trên.

VNN

Các tin tức khác

>   Định giá Dệt Long An: 95 tỉ đồng (11/07/2007)

>   Việt Nam - Ấn Độ: đột phá đầu tư! (11/07/2007)

>   Nguy cơ mất thị trường Nhật Bản: Doanh nghiệp làm gì? (11/07/2007)

>   Quy định mới về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển (11/07/2007)

>   Đối tượng áp dụng chính sách mới khi sắp xếp lại công ty nhà nước (11/07/2007)

>   Hải Quan - Doanh nghiệp: Đã thân thiện hơn (11/07/2007)

>   Tàu siêu tốc VN bao giờ khởi hành? (11/07/2007)

>   Các biện pháp giảm nhiệt thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã có hiệu quả (10/07/2007)

>   Tập đoàn Areva tìm kiếm cơ hội đầu tư vào VN (10/07/2007)

>   Ngành cao su Việt Nam-Malaixia tăng cường hợp tác (10/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật