Thứ Tư, 11/07/2007 18:39

Nguy cơ mất thị trường Nhật Bản: Doanh nghiệp làm gì?

Mất thị trường Nhật Bản có nguy cơ thành sự thật. Các DN thuỷ sản vùng ĐBSCL nhìn nhận và “đối phó” với “sự cố” này như thế nào?

Đừng để “cháy thành vạ lây”

Ông Bùi Nguyên Khánh - Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Seapremexco (Cà Mau) chia sẻ: "Chúng tôi chưa hề có lô hàng nào đi Nhật bị cảnh báo “có vấn đề”, mặc dù 40% sản lượng chế biến của Cty là XK sang thị trường này. Ngăn chặn tạp chất là điều rất khó. Không ai có thể đơn độc mà phòng chống hiệu quả được. Ai mà biết khi đánh bắt trên biển bà con ngư dân ướp muối ra sao. Tuy nhiên, Cty cũng có những giải pháp ngăn chặn riêng của mình. Thí dụ, biết tôm sắt là loại nguyên liệu tiềm ẩn nhiều nguy cơ thì kiên quyết không mua; mặc dù, các sản phẩm từ loại nguyên liệu này cho tỷ suất lợi nhuận cao hơn cả tôm sú. Cty đã kiểm tra kiểm soát nghiêm ngặt việc mang găng tay khi làm việc ở tất cả các khâu sản xuất và xem đó là nguyên tắc sống còn. Nếu mất thị trường Nhật Bản, Seapremexco sẽ là "nạn nhân" của việc "cháy thành, vạ lây" thật oan uổng".

Tăng cường thị trường Hoa Kỳ

Còn với ông Nguyễn Hoàng Việt - Trưởng phòng Kinh doanh Cty cổ phần Sao Ta (Fimex Sóc Trăng), thì thị trường Hoa Kỳ là một giải pháp. Ông Việt cho biết: "Đã từ lâu Fimex áp dụng biện pháp tăng cường kiểm soát nghiêm ngặt đối với nguyên liệu đầu vào. Khi nhận rõ các loại tôm đánh bắt trên biển (tôm sắt, thẻ, chì) có nhiều nguy cơ thì mức độ cảnh giác được tăng cường hơn. Cty không thể bỏ hẳn mặt hàng tôm sắt vì nó luôn là mặt hàng mang về tỷ suất lợi nhuận cao mà tôm sú không dễ kiếm được. Nếu mất thị trường Nhật Bản là rất đáng lo vì Fimex có gần phân nửa tổng sản lượng chế biến được xuất sang đây. Sáu tháng qua, sản lượng chế biến và doanh số tăng cao hơn cùng kỳ năm ngoái, tuy lợi nhuận có giảm chút ít nhưng thị trường Nhật Bản là đầu ra quan trọng của Fimex. Trong tình thế khó khăn này, chúng tôi phải tăng cường phát triển khách hàng ở thị trường Hoa Kỳ và một số nơi khác để bù đắp sự bấp bênh này".

Khó có thể hoàn hảo

Nói về những sự cố trong chế biến thuỷ sản xuất khẩu, cũng như những giải pháp linh hoạt cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Cường - TGĐ Cty CP Chế biến Thuỷ sản Phú Cường (Cà Mau) chia sẻ thêm: "Phú Cường có cơ chế linh hoạt để đối phó với diễn biến thị trường. Năm ngoái, tập trung đến 36% sản lượng vào thị trường Nhật Bản còn các thị trường khác chỉ trên dưới 10%. Năm nay thị trường Nhật Bản giảm chỉ còn hơn 10% và thay vào đó, phần lớn sản lượng (52%) chế biến XK đưa vào thị trường Hoa Kỳ. Cảnh giác là điều phải làm thường trực ở các nhà máy chế biến thuộc Cty. Nhưng khó có thể hoàn hảo vì không ai dám chắc".

DĐDN

Các tin tức khác

>   Quy định mới về điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải biển (11/07/2007)

>   Đối tượng áp dụng chính sách mới khi sắp xếp lại công ty nhà nước (11/07/2007)

>   Hải Quan - Doanh nghiệp: Đã thân thiện hơn (11/07/2007)

>   Tàu siêu tốc VN bao giờ khởi hành? (11/07/2007)

>   Các biện pháp giảm nhiệt thị trường chứng khoán của Trung Quốc đã có hiệu quả (10/07/2007)

>   Tập đoàn Areva tìm kiếm cơ hội đầu tư vào VN (10/07/2007)

>   Ngành cao su Việt Nam-Malaixia tăng cường hợp tác (10/07/2007)

>   Lâm Đồng xuất khẩu 27 triệu cành hoa các loại (10/07/2007)

>   Vinashin khởi công Nhà máy xi măng ở Hà Nam (10/07/2007)

>   Vốn đầu tư nước ngoài vào Hưng Yên tăng mạnh (10/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật