Thứ Hai, 23/07/2007 14:47

Sức hút nào từ cổ phiếu TAC?

Trong khi thị trường đang trong giai đoạn điều chỉnh khá ảm đạm thì một số "ngôi sao sáng" lại xuất hiện với chu kỳ tăng giá ấn tượng, trong đó có CP TAC của Cty dầu thực vật Tường An. Rất nhiều NĐT đang đổ tiền vào CP này.

TAC: CP hạng trung

Trước khi lên sàn kết quả kinh doanh hai năm quá khứ của TAC tăng trưởng ở mức trung bình, khi chào sàn với mức giá 75.000đ/CP, TAC không được giới đầu tư đánh giá cao. Giá của TAC suốt 5 tháng giao dịch không thể vượt qua mức giá chào sàn 75.000đ/CP và có lúc đã xuống thấp 52.500đ/CP.

Nguyên nhân TAC là CP hạng trung bình trên thị trường và kết quả kinh doanh không có gì đặc biệt: Năm 2004, lợi nhuận sau thuế đạt 32.207 triệu đồng, năm 2005 là 40.080 triệu đồng, tăng 24%. Năm 2006 đạt 45.692 triệu đồng, tăng 36%. Tỉ suất sinh lời của TAC ở mức trung bình ROE năm 2006 đạt 17,3%, ROA là 8,35%, EPS điều chỉnh hiện tại của TAC là 2.460đ/CP, giá TAC có xu hướng giảm ngay khi lên sàn một phần do TAC lên sàn vào đúng thời điểm có rất nhiều Cty cũng đang ồ ạt lên sàn vào cuối năm 2006 và cũng là thời điểm thị trường đang có dấu hiệu điều chỉnh giảm sau một thời gian tăng "nóng".

Lợi nhuận tăng đột biến

Gần đây, TAC được coi là một hiện tượng với 15 phiên tăng liên tiếp trong đó có 14 phiên tăng trần, ngày 29.6 giá TAC là 66.000đ/CP bắt đầu một chu kỳ tăng dài đến ngày 20.7 đạt 124.000đ/CP, tăng 58.000đ/CP tương đương với 87,87% - một con số đáng nể trong bối cảnh toàn thị trường được đánh giá là ảm đạm nhất trên cả hai sàn niêm yết và OTC. Vậy lý do đâu mà TAC lại có mức tăng giá "thần kỳ" như vậy?

Điều này có thể lý giải bằng kết quả kinh doanh rất tốt của TAC khi 5 tháng đầu năm đã đạt mức lợi nhuận 42,25 tỉ đồng, bằng 85,16% kế hoạch năm 2007. Sản lượng tiêu thụ đạt 61.074 tấn, bằng 41,55% kế hoạch năm; doanh thu đạt 832,829 tỉ đồng, bằng 53,97% kế hoạch năm.

Từ khi có kết quả kinh doanh 5 tháng đầu năm, TAC đã có dấu hiệu tăng giá nhưng không liên tục và càng đến gần ngày công bố kết quả kinh doanh quý II thì giá TAC tăng càng mạnh khối lượng dư mua giá trần khá cao. Kết quả kinh doanh quý II, TAC đạt lợi nhuận sau thuế 68,838 tỉ đồng, vượt kế hoạch năm 2007 là 38,75%. Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn TAC năm 2007 sẽ vượt xa kế hoạch đề ra.

Vấn đề đặt ra là mức giá như hiện nay đã là tốt và phản ánh đúng kết quả kinh doanh của Cty chưa? NĐTTN đang hăng say mua vào TAC hơn chục phiên vừa qua nhưng mãi đến ngày 18.7, khối lượng mua vào TAC của nhóm NĐTNN mới tăng mạnh với 151.100 CP. Ngày 20.7, khối lượng mua vào TAC với giá trần 124.000đ/CP vẫn được duy trì ở mức cao nhất nhì thị trường (60.650 CP). NĐTTN đang đặt câu hỏi: Liệu TAC có bị làm giá, hay TAC vẫn còn "cửa" đầu tư? Hiện nay tỉ lệ nắm giữ của NĐTNN với TAC là 26,73%, tương đương 5.073.407,46 CP.

Khó duy trì

Nguyên liệu chính của ngành chế biến dầu ăn VN nói chung và của TAC nói riêng được cung cấp từ hai nguồn chính là: NK và thu mua từ các đơn vị ép dầu trong nước. Hiện nay, do các vùng nguyên liệu dành cho sản xuất dầu thực vật trong nước chưa phát triển, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng nên Tường An và các DN khác như Neptune, Simply, Nakydaco phải sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu NK.

Riêng Tường An nguyên liệu NK dùng trong chế biến chiếm tỉ lệ hơn 90%. Tường An là một Cty lớn chiếm hơn 35% thị phần cả nước, tổng công suất sản xuất dầu tinh luyện hiện nay của Cty là 120.000 tấn/năm mà nguồn nguyên liệu chính lại phụ thuộc rất nhiều từ nguồn NK nên rủi ro về tính ổn định nguồn nguyên liệu khá cao cộng với giá cả hàng nông sản (như dầu cọ và dầu nành) biến động phức tạp.

Việc dự đoán biến động giá cả nguyên liệu trên thế giới để có biện pháp mua tích trữ nguyên liệu sao cho có lợi nhất là rất khó khăn. Nguyên vật liệu chiếm tỉ trọng 85-90% giá thành sản phẩm dầu ăn nên sự tăng giảm giá nguyên vật liệu - đặc biệt là nguyên liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và doanh thu. Vì vậy, việc tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận đột biến đối với ngành chế biến dầu ăn khó có thể duy trì lâu trong một thời gian dài, đó là chưa kể đến yếu tố cạnh tranh giữa các DN trong cùng ngành ngày càng gay gắt để gửi thị phần trong nước.

TAC có vốn điều lệ 188.902 triệu đồng, Nhà nước nắm 51%, cổ đông nội bộ 16,59%, cổ đông bên ngoài 32,41%. Lĩnh vực kinh doanh chính là sản xuất, mua bán và XNK các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động - thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa... TAC chính thức giao dịch trên sàn TPHCM vào ngày 26.12.2006 với mức giá khởi điểm 75.000đ/CP.

Kết quả kinh doanh quý II/2007 của TAC

ĐVT: Triệu đồng

STT Chỉ tiêu Kế hoạch 2007 Quý II/2007 So với kế hoạch năm 2007
1 Doanh thu 1.542.654 1.031.347 66,86%
2 Lợi nhuận 49.613 68.838 138,75%

Các tin tức khác

>   SSI đạt 668,5 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế (23/07/2007)

>   Đến lúc "thử" làm nhà đầu tư (23/07/2007)

>   Tháng “thử thách” thần kinh của các nhà đầu tư (23/07/2007)

>   Sàn chứng khoán sắp hết chỗ ngồi (23/07/2007)

>   Góp ý dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân: “Siết” chứng khoán, “lơi” bất động sản (21/07/2007)

>   Nghịch lý ACB: “Thiên nga gãy cánh”? (21/07/2007)

>   Tin vắn chứng khoán niêm yết ngày 21/7 (21/07/2007)

>   NTP Trả cổ tức đợt 1 năm 2007 đối với số cổ phần phát hành thêm  (21/07/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán bổ sung cho AGF (21/07/2007)

>   Người Nhật bị cám dỗ bởi chứng khoán Việt Nam (20/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật