Thứ Ba, 10/07/2007 23:36

Nhiều ý kiến khác nhau về việc lập công ty mua bán điện

Trong cuộc họp lấy ý kiến về Đề án thành lập công ty cổ phần mua bán điện ngày 10/7 tại Hà Nội, đại biểu các bộ, ngành liên quan đã trình bày nhiều ý kiến khác nhau về đề án này.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đơn vị đề xuất thành lập công ty mua bán điện, kiến nghị Chính phủ xem xét thành lập ngay công ty này theo một trong 3 mô hình, hoặc mô hình công ty cổ phần mà EVN đã đề xuất, hoặc công ty cổ phần không có sự tham gia của EVN làm cổ đông hoặc công ty nhà nước hoạt động phi lợi nhuận nhưng phải có cơ chế khắc phục các nhược điểm.

Theo EVN, dù ở hình thức nào, mô hình nào, công ty mua bán điện cũng phải hạch toán độc lập, tách khỏi quản lý điều hành của EVN, không để phụ thuộc trong EVN như hiện nay.

Cục Điều tiết Điện lực đồng ý về việc cần thiết lập công ty mua bán điện nhưng cho rằng ở hình thức nào thì sự can thiệp của nhà nước cũng phải mạnh mẽ và có những cơ chế bổ sung, đặc biệt là bù đắp được tài chính và đảm bảo cung cấp điện với giá cả hợp lý.

Đồng quan điểm với Cục Điều tiết Điện lực, Bộ Nội vụ cho rằng cần cân nhắc lựa chọn mô hình nào cho phù hợp, đảm bảo hạch toán độc lập và có một cơ chế bù lỗ đi kèm.

Trong khi đó, đại diện Văn phòng Chính phủ lưu ý rằng cần cân nhắc việc thành lập theo mô hình nào cho phù hợp vì Nhà nước không thể hỗ trợ dưới mọi hình thức, đồng thời chỉ ra những bất lợi trong việc lập công ty cổ phần.

Xét về hình thức công ty cổ phần, lợi ích của cổ đông luôn mâu thuẫn với lợi ích của người tiêu dùng và theo tính toán, giá điện sẽ tăng lên, làm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đất nước. Ngoài ra, trong môi trường cạnh tranh, nếu công ty mua bán điện này ra trước, sau này sẽ có những điều kiện áp đặt đối với các công ty phân phối điện khác.

Bộ Kế hoạch Đầu tư cũng khẳng định công ty mua bán điện phải được hạch toán độc lập và giải quyết được việc bù lỗ, hòa vốn hoặc ít nhất có lợi nhuận. Theo Bộ này, với nguy cơ thiếu điện còn cao (tốc độ tăng trưởng đến năm 2010 dự báo lên tới trên 20%) thì sẽ khó thực hiện việc mua bán lại.

Đại diện Bộ Tài chính e ngại rằng việc thành lập Công ty mua bán điện theo mô hình cổ phần vào thời điểm này chưa hợp lý. Theo Bộ này, trong giai đoạn này công ty có thể là đơn vị hạch toán phụ thuộc, và sau năm 2010 mới tính đến mô hình khác khi có thị trường điện cạnh tranh.

Trong khí đó. đại diện Vụ Năng lượng Dầu khí Bộ Công nghiệp đã tỏ ý lo ngại về khả năng tồn tại của cả ba mô hình do EVN đề xuất, trong bối cảnh cả nước thiếu điện, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hỗ trợ chưa hoàn thiện và vấn đề tài chính khó có khả năng giải quyết.

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực Đặng Hùng đã đề nghị các bộ, các cơ quan liên quan gửi ý kiến bằng văn bản trước ngày 20/7 để Cục tập hợp ý kiến báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thủ tướng Chính phủ trong tháng này.

TTXVN

Các tin tức khác

>   OTC: Một số cổ phiếu ngân hàng tăng giá (10/07/2007)

>   Hướng đi mới trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước (10/07/2007)

>   Kết quả đấu giá bán cổ phần của Cty Nhiệt điện Bà Rịa (10/07/2007)

>   Điều chỉnh IPO đối với doanh nghiệp nhà nước? (10/07/2007)

>   Dược phẩm Viễn Đông: Bảo hộ sở hữu công nghiệp để tự tin hội nhập (10/07/2007)

>   Cổ đông lớn nhất của Vincom công bố mua lại CP của bất cứ ai muốn bỏ cọc (10/07/2007)

>   Chiêu "ghìm" giá khi DN Nhà nước cổ phần hoá (09/07/2007)

>   Khánh thành giàn nén khí tăng áp lớn nhất Việt Nam (09/07/2007)

>   Vincom ngừng tham gia đấu thầu dự án Chợ Hôm - Đức Viên (09/07/2007)

>   Năm 2007: Minh Hải Jostoco phấn đấu đạt lợi nhuận sau thuế 60 tỷ đồng (09/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật