Thứ Tư, 11/07/2007 07:50

Ngành giải khát Nga thu hút mạnh đầu tư nước ngoài

Các tập đoàn kinh tế nước ngoài đang đổ xô đầu tư vào ngành giải khát Nga, do môi trường đầu tư của ngành thực phẩm Nga rất hấp dẫn với việc 7 năm liền đạt tốc độ tăng trưởng 8-10%, cao gấp đôi mức tăng trưởng công nghiệp chung 4% của cả nước.

Tập đoàn nước giải khát Coca-Cola (Mỹ), sau khi mua một nhà máy chế biến nước quả ở Nga, đang có ý định đẩy mạnh sản xuất tại dây, trong khi đối thủ đồng hương PepsiCo cũng nhắm tới một nhà máy giải khát khác tại thị trường được coi là béo bở này. Cấch đây 2 năm, các công ty Mỹ cũng đã mua hãng Multon chiếm tơqsihơn 20% thị phần nước hoa quả của Nga với giá 500-600 triệu USD. Còn hãng Podravka (Croatia) vừa cho biết họ đang đàm phán mua một cơ sở sản xuất nước giải khát lớn của Nga.

Hãng Coca-Cola Hellenic Botting Company S.A. ngày 5/7 thông báo đã mua cơ sở sản xuất nước quả Akva Vijion lớn nhất của Nga từ tay hãng Health Tech Corporation Limited (HTC) với giá 195 triệu euro. Thương vụ hiện đang chờ được các cơ quan hữu quan của Nga phê chuẩn này sẽ giúp Coca-Cola có cơ hội nâng công suất lên ít nhất là gấp đôi so với bất kỳ nhà máy sản xuất nước hoa quả nào của Nga.

Theo Viện kinh tế Nga, khác với các ngành sản xuất ô tô hay công nghiệp nhẹ, trong giai đoạn chuyển tiếp hiện nay, 54% các công ty thực phẩm Nga tin rằng sản phẩm của họ có thể cạnh tranh bình đẳng về giá và chất lượng với hàng nhập, thậm chí 17% khẳng định hàng nhập thiếu sức cạnh tranh và chỉ có 8% thừa nhận sản phẩm của họ thua hàng ngoại.

Các công ty nước ngoài không chấp nhận vai trò "người quan sát" tại thị trường Nga và hàng năm họ tăng cường gây áp lực đối với các cơ sở sản xuất nước giải khát nội địa. Hiện tại các công ty nước ngoài gần như chiếm lĩnh hoàn toàn thị trường bia của Nga. Trong 7 công ty hàng đầu kiểm soát hơn 90% thị trường bia Nga có tới 6 cơ sở là của nước ngoài. Ngành bánh kẹo của Nga cũng trong tình cảnh tương tự với 6 đại gia chi phối 67% thị trường thì chỉ có một cơ sở là của Nga.

Để đối phó với sự "bành trướng" trong lĩnh vực nước giải khát của các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp Nga đã tăng cuờng hoạt động sáp nhập các công ty nhỏ vào các công ty lớn. Hãng Vimm-Bill-Dan (VBD) và Unimil, hai thủ lĩnh của Nga trên thị trường sữa đã mua tổng cộng hơn 60 cơ sở và giành quyền kiểm soát 20% thị phần. Hãng Danone của Pháp chỉ có thể đáp lại bằng cách xây dựng một nhà máy ở Mátxcơva để giữ vững vị trí thứ ba. Tuy nhiên, việc sáp nhập và liên kết cũng chưa đủ, mà cần phải có khả năng tài chính mới có thể đuơng đầu với sự tấn công của các đối thủ nước ngoài. Tới năm 2005 ở Nga mới chỉ có 4 đại gia nội phân chia thị trường nước hoa quả trong nước. Nhưng Coca-Cola lần lượt mua Multon rồi Akva Vijio, như vậy là hai đại gia của Nga đã bị "nuốt chửng".

Vladislav Grinkevich, nhà bình luận kinh tế của hãng tin RIA Novosti, nhận xét rằng để bảo vệ các công ty của Nga thì chỉ dùng nguồn lực tài chính thôi vẫn chưa đủ mà cần cả sự hỗ trợ của nhà nước thông qua các biện pháp hành chính.

TTXVN

Các tin tức khác

>   Các hãng hàng không giá rẻ Trung Quốc còn nhiều bất lợi (11/07/2007)

>   Nissan mở nhà máy đầu tiên ở Nga vào năm 2009 (11/07/2007)

>   Nhật Bản cần nâng cao năng lực cạnh tranh trong nông nghiệp để thúc đẩy ngoại giao thương mại (10/07/2007)

>   Sự phục hồi kinh tế Mỹ tiềm ẩn nhiều nguy cơ (10/07/2007)

>   Nhiều công ty công nghệ rút khỏi Ấn Độ do giá nhân công tăng (10/07/2007)

>   Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc (10/07/2007)

>   Google “thôn tính” công ty an ninh mạng với giá hơn 600 triệu USD (10/07/2007)

>   Sắp hoàn tất sàn giao dịch hàng hoá lớn nhất thế giới (10/07/2007)

>   Pháp quyết tâm giành chức giám đốc IMF (10/07/2007)

>   IEA: Sắp xảy ra thiếu hụt dầu toàn cầu (10/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật