Thứ Sáu, 06/07/2007 12:03

Ngân hàng nan giải bài toán cho vay

Ngân hàng thừa vốn trong khi rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu lại không đủ điều kiện vay vốn đang là tình trạng phổ biến hiện nay.

DNNN: Sản xuất-kinh doanh không hiệu quả

Những năm trước 2000, DNNN là đối tượng khách hàng vay chính của NH. Cho vay DNNN gần như chiếm 100% tổng dư nợ của các NHTM nhà nước, nhưng hiện nay nhóm khách hàng này  không được coi là đối tượng ưu tiên nữa (trừ DN trong các ngành điện lực, bưu chính viễn thông, dầu khí và trong một số thời điểm là các DN than, cao su, cà phê, ximăng, lương thực...).

Nguyên nhân chủ yếu là do tình hình DNNN hiện nay phổ biến là vốn chủ sở hữu thấp, tài sản hầu như không có, tài chính không lành mạnh, SXKD không hiệu quả, tài sản bảo đảm (TSBĐ) không đủ tính chất pháp lý...

Nhiều DNNN do làm ăn yếu kém, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến không có khả năng trả nợ  và phát sinh nợ quá hạn. Các DN hoạt động trong lĩnh vực XDCB phổ biến tình trạng chậm vốn thanh quyết toán các công trình không trả nợ NH đúng hạn, dẫn đến nợ gia hạn và quá hạn phát sinh.

Vì vậy, trong hai năm gần đây, đối với nhiều DNNN, NH  tập trung vào thu nợ mà không cho vay hoặc giảm dần  hạn mức tín dụng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các NHTM nhà nước (khối có tỉ trọng cho vay DNNN lớn nhất) chỉ đạt mức tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong hệ thống. Tại Hà Nội, đến cuối tháng 6.2007, dư nợ của các NHTMNN chỉ tăng 6% so mức tăng 23% của các NHTMCP.

DN cổ phần hoá: Vướng thủ tục pháp lý

Theo phản ánh của chi nhánh NH Công thương Thanh Xuân, việc cấp tín dụng cho DNCPH rất khó thực hiện vì các Cty nhà nước sau khi CPH hầu hết chưa hoàn thành thủ tục để cấp giấy chứng nhận QSD đất (hiện các DN chuyển đổi thành Cty cổ phần hoặc Cty TNHH nhà nước một thành viên thì phải đổi tên trong giấy chứng nhận QSD đất trong thời gian rất lâu từ 7 đến 10 tháng).

Bên cạnh đó,  DN tham gia đấu thầu QSD đất khi trúng thầu muốn vay NH (NH nhận chính mảnh đất đó làm TSBĐ) để trả tiền nhưng tại thời điểm đó DN cũng chưa có sổ đỏ.

Ngoài ra, các DNNN khi cổ phần hoá (CPH) thường được đánh giá lại tài sản với giá trị rất thấp với vốn điều lệ ban đầu rất nhỏ. Nhiều DN còn tìm mọi cách  để đưa vào chi phí những khoản chi bất hợp lý để giảm lãi (thậm chí hạch toán lỗ) trong SXKD trước khi CPH.

Hồ sơ pháp lý của tài sản, nhất là BĐS phần lớn chưa đầy đủ, hầu như thuê của Nhà nước, giá trị tiền thuê hàng năm rất nhỏ nên khi nhận tài sản thế chấp, NH không định giá được.

Có những tài sản không đủ cơ sở pháp lý để xin xác nhận của Sở TNMTNĐ. Tài sản thế chấp là động sản thì khó xác định giá trị vì phần lớn là phương tiện vận tải, máy móc thiết bị đều đã qua sử dụng lâu năm giá trị còn lại rất thấp.

DN tư nhân: Thiếu thông tin

DN nhỏ và vừa, DN tư nhân đang là đối tượng khách hàng được chú ý nhất hiện nay vì  nhóm khách hàng này năng động và sử dụng vốn có hiệu quả. Tuy nhiên, bản thân họ cũng còn rất nhiều hạn chế trong tiếp cận tín dụng NH.

Theo báo cáo của Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng, khu vực kinh tế tư nhân thường kinh doanh nhỏ, lẻ, nhu cầu vay vốn không lớn. Hầu hết khách hàng không đủ điều kiện vay như: TSBĐ không đủ giấy tờ hợp pháp, phương án kinh doanh không khả thi...

Còn theo Chi nhánh NHĐT&PT Nam Hà Nội,  do điều kiện kinh tế và tập quán kinh doanh của VN thì vấn đề minh bạch thông tin, công khai trong quan hệ vay trả, các tiêu chí, các thông tin nhân thân của người vay không được chuẩn hoá, lượng hoá gây khó khăn rất nhiều cho việc thẩm định điều tra và xét duyệt cho vay của NH.

Chính các DN cũng tự làm khó cho mình trong quan hệ tín dụng với NH khi không công khai năng lực thực có, giấu doanh thu để trốn thuế.

Chi nhánh NHCT Chương Dương phản ánh:  "Thuế thu nhập DN hiện nay là 28% lợi nhuận là chưa hợp lý nên rất nhiều DN trốn thuế. Vì vậy, báo cáo quyết toán gửi đến NH  số liệu không chính xác, không có kiểm toán, còn báo cáo quyết toán thuế thì số liệu thường thấp hơn nhiều so thực tế".

Khó mở rộng tín dụng trong 6 tháng cuối năm đang là mối lo ngại của nhiều NH, nhất là trong bối cảnh bị khống chế mức dư nợ cho vay kinh doanh CK và  thị trường BĐS tiếp tục "đóng băng".  Nếu tăng trưởng tín dụng một cách nóng vội, không thận trọng với tình hình DN như hiện nay thì rủi ro cho NH là rất lớn. Nhưng không tăng tín dụng thì không đảm bảo thu nhập, vì hơn 90% thu của các NH VN vẫn là thu lãi từ cho vay.

Các tin tức khác

>   Lần đầu tiên ngân hàng quốc doanh và cổ phần thỏa thuận hợp tác (06/07/2007)

>   HSBC Việt Nam được phát hành giấy tờ có giá dài hạn năm 2007 (06/07/2007)

>   6 tháng đầu năm, VPBank đạt 140 tỷ đồng lợi nhuận (06/07/2007)

>   Bảng Anh tăng giá cao nhất so với USD trong vòng 26 năm (06/07/2007)

>   Ngân hàng đua tăng lãi suất huy động USD (05/07/2007)

>   Habubank công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm (05/07/2007)

>   Giá vàng tiếp tục tăng do USD mất giá (05/07/2007)

>   Chính sách tiền tệ linh hoạt hỗ trợ tăng trưởng kinh tế (05/07/2007)

>   Loay hoay giải ngân vốn nông nghiệp (05/07/2007)

>   Sơ kết giai đoạn phân tích hệ thống dự án TABMIS (05/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật