Thứ Năm, 05/07/2007 16:57

Hạn chế rủi ro nhờ tổ chức giám sát trung gian độc lập

Theo các chuyên gia chứng khoán nước ngoài, để TTCK phát triển ổn định và bền vững, nhất là những thị trường mới nổi như Việt Nam thì yếu tố quan trọng cần có là phải thành lập một tổ chức kiểm soát trung gian độc lập.

Tại Hội thảo "Đào tạo nhà đầu tư và phát triển TTCK Việt Nam", diễn ra sáng ngày 4/7 ở TP.HCM, ông William Harter, Giám đốc Phòng Quan hệ quốc tế và dịch vụ của Tổ chức trung gian độc lập Bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư tại Mỹ (NASD) cho biết, muốn TTCK phát triển vững mạnh, thì trách nhiệm của các cơ quan quản lý phải được quy định một cách rõ ràng và khách quan. "Những cơ quan này phải hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quyền hạn của mình một cách rõ ràng, nhất quán", ông nói.

Ông Willaiam Harter cho rằng, sự phát triển của TTCK sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp huy động vốn, nhưng nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và hạn chế được các hành vi thao túng thì thị trường này không những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp niêm yết, mà nguy cơ khủng hoảng cũng rất lớn. Theo kinh nghiệp của các chuyên gia NASD, nhân tố chính giúp cho việc quản lý tốt một TTCK là theo dõi hoạt động phát hành chứng khoán của doanh nghiệp để mang lại sự minh bạch cho thị trường. Trong đó, các quy định về chuẩn mực quản trị công ty mà một tổ chức phát hành phải áp dụng là HĐQT, quyền cổ đông và việc công bố thông tin phải minh bạch, mang tính chuẩn xác cao. "Đối với TTCK Việt Nam, để phát triển bền vững trong giai đoạn của thời kỳ đầu như hiện nay, cần có các chức năng thanh tra hoạt động của môi giới, đồng thời hạn chế hành vi thao túng trong giao dịch", ông Willaiam Harter nói.

Bà Geraldine M. Walsh, chuyên gia thuộc Phòng Đào tạo nhà đầu tư của NASD cho rằng, sỡ dĩ cần có một tổ chức giám sát trung gian độc lập cho TTCK là để kiểm soát chặt chẽ tính minh bạch. Mặt khác, khi thị trường có một tổ chức giám sát độc lập thì quyền lợi của các thành viên tham gia thị trường (CTCK, nhà đầu tư, quỹ nước ngoài…) sẽ được bảo vệ. Chẳng hạn như một CTCK khi tham gia vào tổ chức trên sẽ dễ dàng tạo được lòng tin cho nhà đầu tư, vì đã có tổ chức giám sát trung gian bảo vệ quyền lợi của họ. Điều này cho thấy, việc hình thành một tổ chức giám sát độc lập sẽ góp phần rất lớn vào sự phát triển của TTCK.

Ông Roel Refran, Luật sư trưởng Sở GDCK Philippines cũng cho hay, Sở GDCK Philippines có quy định về kinh doanh chứng khoán (được triển khai từ năm 2001) là, những người môi giới liên quan đến cơ quan chức năng giám sát thị trường không được mua, bán cổ phiếu. Những người này luôn được giám sát bởi một tổ chức giám sát độc lập. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý rất nghiêm khắc

Nói về việc kiểm soát cho vay cầm cố trên TTCK Việt Nam hiện nay, các chuyên gia chứng khoán Mỹ cho hay, TTCK Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ và rất cần đến nguồn vốn hỗ trợ từ thị trường tài chính. Tuy so với các nước trên thế giới, hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán của các ngân hàng Việt Nam hiện chưa được chuyên nghiệp nên khó tránh khỏi rủi ro, nhưng không vì thế mà phải khống chế. Theo ông David Brunell, Giám đốc Chương trình Kinh tế (Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ), ở Mỹ hiện nay, nếu muốn vay được vốn ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, thì nhà đầu tư phải chứng minh được mục đích sử dụng vốn mà cụ thể là đầu tư vào loại cổ phiếu nào. Như vậy, những rủi ro xảy ra nếu có khi thị trường điều chỉnh sẽ do người đi cầm cố chịu trách nhiệm. Ông cũng thừa nhận, với TTCK Việt Nam để đảm bảo nguồn vốn và hạn chế rủi ro cho các ngân hàng trực thuộc, Ngân hàng Trung ương cần có những biện pháp kiểm soát tốt, nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường thay vì kìm hãm.

Còn theo bà Geraldine M. Walsh, tuy nhà đầu tư ở Mỹ hiện không trực tiếp làm việc với ngân hàng, nhưng vẫn có được nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng. Có nghĩa là khi muốn vay vốn ngân hàng để kinh doanh chứng khoán, sẽ có một số doanh nghiệp bảo hiểm đứng ra bảo lãnh khoản vốn vay này cho phía ngân hàng. Đồng thời, công ty bảo hiểm cũng sẽ làm việc cụ thể với nhà đầu tư về khoản vay trên. Chính điều này sẽ giúp các ngân hàng tránh được rủi ro và những ảnh hưởng không nên có cho TTCK khi các cơ quan ban ngành đưa ra biện pháp khống chế cho vay cầm cố cổ phiếu. Ở Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang kiểm soát rất chặt hoạt động cho vay cầm cố chứng khoán. "Theo tôi, nếu các ngân hàng Việt Nam ồ ạt cho vay cầm cố để kinh doanh cổ phiếu thì rủi ro sẽ rất lớn, nhưng không có nghĩa là phải hạn chế hoạt động này", bà Geraldine M. Walsh nhận xét.

ĐTCK

Các tin tức khác

>   Thông tin liên quan tới các doanh nghiệp niêm yết tại TTGDCK TP.HCM ngày 5/7/2007 (05/07/2007)

>   VDSC và “Tháng đồng hành cùng nhà đầu tư VDSC” (05/07/2007)

>   Về việc chào bán thêm cổ phiếu của CTCP Thuỷ sản Số 1 (05/07/2007)

>   Cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho VTB (05/07/2007)

>   Thuế thu nhập từ chứng khoán: Mức 25% là quá cao (05/07/2007)

>   Chứng khoán về đâu 6 tháng tới? (05/07/2007)

>   “Tân Tạo sẽ mở ngân hàng, công ty chứng khoán” (05/07/2007)

>   4 định hướng của công ty chứng khoán (05/07/2007)

>   Đầu tư chứng khoán không bao giờ lỗ? (05/07/2007)

>   'Sốc' vì thông tin nhiễu (05/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật