Thứ Sáu, 13/07/2007 10:51

Đừng lạm dụng vốn cổ đông

Mùa ĐHCĐ vừa qua chứng kiến các Cty cổ phần "ào ạt" huy động vốn cổ đông để tăng vốn cho nhiều mục đích khác nhau. Ngoài mục đích tăng vốn thực hiện các dự án, không loại trừ nhiều Cty có mục đích chính là đáp ứng hạn mức 80 tỉ đồng của TTGDCK TPHCM. Thậm chí, có những lãnh đạo Cty tăng vốn chỉ để chứng tỏ mình hơn Cty đối thủ, mình đứng thứ nhất.

Tăng vốn cổ phần - chi phí vốn tăng cao

Điều này là hiển nhiên vì chi phí vốn cổ phần bao giờ cũng cao hơn chi phí lãi vay, nên việc tăng tỉ trọng vốn cổ phần kéo theo chi phí vốn bình quân của DN tăng lên. Chi phí vốn của DN được xác định là chi phí vốn bình quân theo các nguồn huy động vốn. Chi phí vốn bình quân được tính bằng công thức: Chi phí vốn bình quân WACC = Chi phí nợ x tỉ lệ nợ + chi phí vốn cổ phần x tỉ lệ vốn cổ phần.

Một Cty có cơ cấu vốn hợp lý là một Cty điều chỉnh được cơ cấu nợ và cơ cấu vốn cổ phần sao cho WACC là nhỏ nhất trên mức sinh lợi mà nguồn vốn đó mang lại. Thống kê các DN trên sàn TPHCM thì trong năm 2006, cơ cấu vốn của các DN đều có sự thay đổi rõ rệt so với năm 2005: Hầu hết các DN đều gia tăng cơ cấu vốn cổ phần, giảm tỉ trọng vốn nợ. Hệ quả tất yếu là chi phí vốn bình quân (WACC) tăng lên, thông thường từ 1-2%, cá biệt có DN việc thay đổi cơ cấu vốn làm WACC tăng 3-4%.

Như vậy, tính trung bình cho năm 2006, WACC của các DN dao động trong khoảng 14-17%. Đây không phải một mức chi phí cao, nhưng vấn đề là ở chỗ những kế hoạch tăng vốn luôn đi liền với những dự án mà Cty sẽ thực hiện hoặc dùng để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Liệu các dự án mà các cổ đông thông qua có đạt được mức sinh lợi trên 18%/năm trên mức chi phí đã bỏ ra và thời gian để có được hiệu quả đó là bao lâu?

Tiền có "đẻ" ra tiền?

Khi thực hiện đầu tư vào bất kỳ DN nào, cổ đông đều hy vọng gia tăng giá trị khoản đầu tư của mình. Chi phí vốn của sau huy động của DN càng cao thì kỳ vọng của cổ đông càng lớn. Với tốc độ gia tăng vốn như hiện nay, thì tỉ suất sinh lợi của vốn chủ (= thu nhập cho cổ đông thường/giá trị thị trường của vốn chủ) sẽ giảm xuống.

Trong khi đó, NĐT lại không mấy quan tâm đến cách thức và lộ trình giải ngân lượng thặng dư vốn khổng lồ của DN sau phát hành. Vậy thực chất số tiền đó đi đâu?

Theo nguyên tắc lượng vốn huy động được sau phát hành sẽ được đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng phương án đề ra sau phát hành. Nhưng thực tế là các dự án đề ra thường là các dự án dài hạn và việc giải ngân vốn sẽ được thực hiện trong thời gian dài, nên lượng tiền nhàn rỗi là rất lớn. Trong khi đó, việc mở rộng sản xuất lại phải gắn liền với việc tìm đầu ra cho sản phẩm và sức tiêu thụ của thị trường.

Xem xét hoạt động đầu tư tài chính của các DN trong thời gian gần đây thấy hầu hết các Cty đều gia tăng đầu tư tài chính. Không thể phủ nhận các tác động tích cực của hoạt động đầu tư tài chính đối với DN, nhưng đây cũng là một điểm thể hiện tính rủi ro khi không có một đội ngũ đầu tư chuyên nghiệp và sự đổ vỡ tài chính có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi thị trường sụt giảm.

Lợi nhuận tài chính thu về từ hoạt động đầu tư hầu hết là rất nhỏ, không đáng kể so với chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay). Tỉ suất lợi nhuận trên khoản tiền đầu tư là rất thấp, đặc biệt là trong thời điểm thị trường ảm đạm như hiện nay. Huy động vốn trên TTCK và tiền lại chảy ngược lại chứ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một sự lãng phí vốn một cách trầm trọng.

Hậu quả là quyền lợi của chính các cổ đông bị ảnh hưởng khi tiền của mình bị sử dụng không đúng mục đích. Vậy huy động thêm vốn là tốt hay không tốt trong giai đoạn hiện nay và huy động vốn để làm gì, là bài toán mà cổ đông phải tỉnh táo và sáng suốt để tính toán cho đúng.

Một thực tế là tài chính DN trong những năm gần đây xuất hiện xu hướng các DN tăng cường sử dụng nguồn vốn từ phát hành CP ra công chúng hoặc phát hành riêng lẻ, thậm chí có Cty gần như thay đổi hoàn toàn cơ cấu nợ/vốn cổ phần. Hai bài toán đặt ra đối với các cổ đông là: Tỉ suất lợi nhuận của các dự án mới liệu có bù đắp được chi phí vốn và nguồn tiền DN huy động được sử dụng như thế nào?

Mã CK

ABT

AGF

IFS

KHA

REE

2005

2006

2005

2006

2005

2006

2005

2006

2005

2006

Vốn cổ phần

30.3%

61.3%

40.4%

64.1%

37.7%

63.7%

27.7%

75.3%

61.5%

71.8%

Vốn nợ

69.7%

38.7%

59.6%

35.9%

62.3%

36.3%

72.3%

24.7%

38.5%

28.2%

WACC

13%

16%

14%

16%

14%

16%

13%

17%

16%

17%

DT TC (tỉ đồng)

1.3

1.7

2.8

5.1

0.7

6.6

0.17

0.21

23.9

161.1

CP TC

3.8

4.1

7.4

6.9

8.5

11.8

1.3

3.5

9.2

12.8

LNTC

(2.50)

(2.40)

(4.60)

(1.80)

(7.80)

(5.20)

(1.13)

(3.29)

(14.70)

(148.30)

Nguồn: BCTC kiểm toán 2006

Lao Động

Các tin tức khác

>   Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2007 của Vinamilk (13/07/2007)

>   “Sẽ giám sát vốn nước ngoài vào chứng khoán” (13/07/2007)

>   Chứng khoán “đỏ”sàn: Chậm phát hành cổ phiếu, người mua “non”... bị nghẹn! (13/07/2007)

>   Vì sao các NĐT lớn chấp nhận mua cổ phiếu "lỗ"? (13/07/2007)

>   Chứng khoán: 1,3 tỉ USD “bay hơi” trong tháng 6 (12/07/2007)

>   Đại diện giao dịch của các CTCK lại liên tục mắc lỗi (12/07/2007)

>   Bổ sung Giấy phép văn phòng đại diện Công ty Nomura International (Hong Kong) Limited (12/07/2007)

>   Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN tại đợt phát hành thêm của Cty niêm yết (12/07/2007)

>   SD6: Cổ đông được mua cổ phiếu phát hành thêm với giá bằng mệnh giá (12/07/2007)

>   Tin vắn DN đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ngày 12/7 (12/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật