Thứ Sáu, 13/07/2007 10:02

Chứng khoán “đỏ”sàn: Chậm phát hành cổ phiếu, người mua “non”... bị nghẹn!

Thị trường chứng khoán hạ nhiệt, nhiều cổ phiếu “đỏ” sàn, các công ty cổ phần thi nhau hoãn đấu giá, lùi thời gian phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) ra công chúng. Còn những “tay săn” quyền mua cổ phiếu cũng… rơi tự do, thấp thỏm lo mất tiền!

Chậm là chết!

Theo Quyết định 1729/CP, giai đoạn 2007 - 2010, Chính phủ sẽ tiến hành cổ phần hóa 71 tập đoàn và tổng công ty lớn của Nhà nước. Riêng năm 2007 sẽ cổ phần hóa (CPH) 20 doanh nghiệp, trong đó có những doanh nghiệp lớn như Tổng công ty Bia Hà Nội, Bia Sài Gòn, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà…

Nhưng theo một lãnh đạo Vụ Đổi mới doanh nghiệp thì Chính phủ đang cân nhắc lộ trình IPO của các doanh nghiệp này, do thời điểm hiện tại, thị trường chứng khoán có dấu hiệu cung vượt cầu. Công ty nhà nước thì thế, còn các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã có kế hoạch CPH để thu hút vốn cũng bị… nghẹn, vì sợ giá ở thị trường cổ phiếu đang giảm sẽ ảnh hưởng đến giá đấu. Và vì nhiều lý do, các công ty phải kéo dài hoặc tạm hoãn việc đấu giá. Cụ thể, Công ty cổ phần Nhà Rồng theo dự kiến sẽ đưa ra đấu giá vào ngày 28-6-2007 nhưng sau đó công ty lại ra thông báo hoãn đấu giá. Công ty cổ phần Mía đường Bourbon (Tây Ninh) cũng chậm tiến hành đấu giá so với kế hoạch.

Anh Trương Quốc Phòng – một nhà đầu tư chứng khoán ở TPHCM, cho biết, nghe Công ty cổ phần Mía đường Bourbon bán ưu đãi cho bà con nông dân hợp đồng trồng mía, anh đi thu gom quyền mua gần 20.000 cổ phiếu với giá 27.000 đồng/cổ phiếu (trong khi mệnh giá phát hành chỉ 10.000 đồng) và đặt cọc 50 triệu đồng. Theo kế hoạch mà bà con nông dân báo lại, chậm nhất là đầu tháng 7 công ty sẽ tổ chức đấu giá. Thế nhưng đến nay, thị trường chứng khoán đang lặng, anh đang lo không biết kết quả đấu giá thế nào, có lấy lại vốn không… nhưng riêng việc chậm đấu giá đã làm tiền đặt cọc anh chôn cứng vào đây. Không mạo hiểm như mua quyền mua cổ phiếu ưu đãi, anh Dương Văn Quang (Q3) đang “ôm” hàng tỷ đồng đầu tư cổ phiếu OTC (chưa niêm yết trên sàn giao dịch) của Đạm Phú Mỹ, Bảo Việt... Và với tình hình giá cổ phiếu giậm chân tại chỗ, Chính phủ lại đang cân nhắc lộ trình IPO, việc lên sàn chậm sẽ làm cho các giao dịch bị đình trệ. Trong khi đó, lãi mẹ đẻ lãi con, anh khó mà sống được.

Luật chưa quản, người mua... rơi tự do!

Sau sự kiện không CPH Bệnh viện Bình Dân, những người mua quyền góp vốn của các doanh nghiệp đang thấp thỏm, lo sợ. Đã thế, thị trường chứng khoán đang “chững” lại, các doanh nghiệp ngần ngại trong việc đấu giá, lên sàn, làm những người mua “non” chết đứng.

Anh Nguyễn Văn Hoàng (Q1) kể, anh đang ôm quyền mua hàng chục ngàn cổ phiếu với số tiền đưa trước đến hàng trăm triệu đồng nhưng chứng từ chỉ là tờ giấy tay và giờ anh không biết số phận nó sẽ ra sao.

Ngay lúc đầu khi thông báo cổ phần, công ty cho biết sẽ ưu đãi giảm cho công nhân 30% theo giá đấu trung bình nhưng khi thị trường cổ phiếu ảm đạm, công ty “đổi chiến thuật” bằng quy định: mức giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phiếu nhưng nếu mức đấu giá trung bình dưới 20.000 đồng thì công nhân phải mua với mức đấu giá trung bình, còn nếu đấu giá cao hơn thì công nhân được ưu đãi mua 20.000 đồng/cổ phiếu. Thế là giờ anh như trong trạng thái rơi tự do, cầu trời cho kết quả giá đấu thật cao để khỏi lỗ tiền chênh lệch đã trả cho công nhân.

Luật sư Trần Hải Đức (Đoàn luật sư TPHCM) cho biết, hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào điều chỉnh việc mua bán quyền mua cổ phiếu, vì thế, các giao dịch này phụ thuộc vào niềm tin và uy tín của các bên. Nếu nhỡ công ty không tiến hành CPH nữa (như Bệnh viện Bình Dân trước đây) thì người mua không được pháp luật bảo vệ.

Anh Nguyễn Ngọc Chương, Phó phòng Thông tin Thị trường, Trung tâm Giao dịch chứng khoán TPHCM cho biết, ở một số nước, nhà nước quy định điều chỉnh việc mua bán “quyền” mua cổ phiếu. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc mua bán “quyền” này chưa được xác định rõ ràng, cũng không bị điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý nào. Thế nhưng, trên thực tế, việc mua bán “quyền” này vẫn diễn ra rất sôi nổi, vì thế, nhiều nhà đầu tư kiến nghị Nhà nước nên xem giao dịch này như hợp đồng “hứa mua, hứa bán” và tham gia điều chỉnh để an toàn cho người chơi.

SGGP

Các tin tức khác

>   Vì sao các NĐT lớn chấp nhận mua cổ phiếu "lỗ"? (13/07/2007)

>   Chứng khoán: 1,3 tỉ USD “bay hơi” trong tháng 6 (12/07/2007)

>   Đại diện giao dịch của các CTCK lại liên tục mắc lỗi (12/07/2007)

>   Bổ sung Giấy phép văn phòng đại diện Công ty Nomura International (Hong Kong) Limited (12/07/2007)

>   Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của NĐTNN tại đợt phát hành thêm của Cty niêm yết (12/07/2007)

>   SD6: Cổ đông được mua cổ phiếu phát hành thêm với giá bằng mệnh giá (12/07/2007)

>   Tin vắn DN đăng ký giao dịch tại TTGDCK Hà Nội ngày 12/7 (12/07/2007)

>   Lượng đặt mua cổ phiếu ATIP gấp 60 lần chào bán (12/07/2007)

>   Chứng khoán: 5 ấn tượng sau 7 năm (12/07/2007)

>   Trái phiếu chuyển đổi: Coi chừng “rượu pha thêm nước”! (12/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật