Chủ Nhật, 08/07/2007 22:49

Cải tổ Ngân hàng Nhà nước: Độc lập đến mức nào?

“Lạm phát thời gian qua hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta coi trọng chống lạm phát hơn con số tăng trưởng, và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được độc lập hơn” - ông Lê Xuân Nghĩa, vụ trưởng Vụ Chiến lược ngân hàng, NHNN VN, khẳng định. Trong bối cảnh Luật ngân hàng đang được soạn thảo, trao đổi với TTCT, ông Nghĩa nói:

-NHNN hiện hoạt động theo Luật ngân hàng được thông qua từ 1997, có sửa đổi chút ít vào 2003. Theo đó, NHNN trực thuộc Chính phủ, nghĩa là tổ chức, bộ máy hoạt động theo Luật tổ chức Chính phủ. NHNN không được độc lập hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ, lại có thể bị can thiệp, chi phối bởi các chính sSản lượng cá tra, basa tăng đột biến

Theo Bộ Thuỷ sản, nửa đầu năm nay, sản lượng cá tra, basa nuôi tăng đột biến, ước đạt 400.000 tấn, tăng 100% so với cùng kỳ 2006. Các tỉnh phía Bắc và miền Trung cũng "rộ" lên phong trào nuôi cá tra.

Bộ Thủy sản cho biết, con cá tra, ba sa nuôi tại các tỉnh ĐBSCL tiếp tục tăng trưởng nóng về sản lượng và giá trị trong 6 tháng đầu năm nay. Giá cá tăng lên mức 17.000-17.500 đồng/kg khiến người dân ồ ạt đầu tư, phát triển nuôi trên diện rộng. Mặt trái của sự phát triển quá nóng này là cá giống thiếu trầm trọng, giá thức ăn, vật tư chuyên dùng bị đội lên. Việc sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm vẫn chưa được ngăn chặn triệt để.

Tình trạng ào ạt mở rộng diện tích, nuôi cá với mật độ cao, đưa năng suất lên 300-500 tấn/ha còn tác động tiêu cực đến môi trường, đòi hỏi phải có biện pháp quản lý mạnh, kịp thời chấn chỉnh.

Đáng lưu ý là tại các các tỉnh phía Bắc, miền Trung thử nghiệm nuôi cá tra, ba sa, bước đầu thành công. Kết quả, đã có mô hình nuôi cá tra đạt 80 tấn/ha (Hà Tây) 150 tấn/ha (Nghệ An). Thậm chí, tại Nghệ An, người dân đã chủ động sản xuất được cá giống và giữ cá tra bố mẹ qua mùa đông. Tuy nhiên, giá thành sản phẩm cao, sức cạnh tranh thấp và nếu phát triển mạnh sẽ gặp vấn đề chế biến tiêu thụ.

Toàn vùng ĐBSCL hiện có 70 nhà máy chế biến cá tra, basa, với công suất chế biến khoảng 1,5 triệu tấn/năm. Song, việc phát triển nhà máy chế biến lại chưa theo quy hoạch. Một chuyên gia Bộ Thuỷ sản nhận định, xu hướng tự phát trong sản xuất nguyên liệu và xây dựng nhà máy chế biến tiềm ẩn rủi ro cao do mất cân đối cung cầu về nguyên liệu và thị trường xuất khẩu, nguy cơ huỷ hoại môi trường các vùng nuôi.

Về xuất khẩu, trong tháng 5/2007, các DN Việt Nam đã xuất 27.700 tấn, kim ngạch đạt 79 triệu USD, tuy có giảm so với tháng trước nhưng vẫn tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2006. Nhờ vậy, tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã đạt gần 375 triệu USD, hoàn thành 37,5% dự báo về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này trong năm nay (trên 1 tỷ USD).

Việc phía Nga siết chặt kiểm tra hóa chất trong các sản phẩm thủy sản nhập khẩu vào nước này đang tác động đáng kể đến giá trị kim ngạch. Cá tra, basa đang là mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam tới Nga và Nga cũng là thị trường tiêu thụ mặt hàng này lớn nhất thời gian qua. Do đó, xuất khẩu cá tra, basa tới Nga và Ukraina đã giảm mạnh trong tháng 5/2007

Dự báo, trong thời gian tới cá tra, basa tiếp tục là mặt hàng quyết định tới tiến độ xuất khẩu nhóm hàng cá đông lạnh của Việt Nam.

Thống kê từ Bộ Thuỷ sản, 6 tháng đầu năm, xuất khẩu thuỷ sản đã đạt 1,648 tỷ USD, đạt gần 46% kế hoạch năm (3,6 tỷ USD) và tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Do vướng các quy định gắt gao về VSATTP nên Nhật Bản nhường vị trí đầu tiên về nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam cho EU, lùi xuống vị trí thứ ba. Hiện thị phần mới về nhập khẩu thuỷ sản là EU (24,4%), Hoa Kỳ (18,3%), Nhật Bản (17%), Hàn Quốc (7,4%), Nga (5,2%), Trung Quốc (5,1%), ASAEN (5,8%) và các nước khác (16,7%).

Đứng đầu về lượng vẫn là nhóm hàng cá đông lạnh chiếm 49% về lượng và 35% về kim ngạch. Tôm đông lạnh chiếm 16% về lượng và 39% về kim ngạch, mực đông lạnh chiếm 6,9% về lượng và 6,7% về kim ngạch.

VNN

ách khác của Chính phủ như chính sách tài khóa, mục tiêu tăng trưởng... Đôi khi, NHNN còn đóng vai trò là cơ quan tài chính thứ hai của Chính phủ sau Bộ Tài chính, phải tài trợ cho các dự án lớn. Điều này cản trở NHNN trở thành một ngân hàng trung ương theo mô hình hiện đại.

Hạn chế của mô hình hiện tại

* Tại Trung Quốc, người ta đã kết luận khi ngân hàng không được độc lập, chính quyền các địa phương dễ buộc ngân hàng chi tiền cho các dự án để đẩy tốc độ tăng trưởng lên mặc cho dự án đó không hiệu quả?

- Tại VN, ở các tỉnh nghèo rất dễ có sự can thiệp. Những tỉnh này rất cần đầu tư cơ sở hạ tầng để có tăng trưởng, trong khi ngân sách hạn hẹp nên chỉ còn cách “ép” ngân hàng. Chạy theo các dự án duy ý chí không đem lại hiệu quả, các doanh nghiệp không trả được nợ, tất yếu nợ xấu tại các ngân hàng tăng. Việc đề bạt lãnh đạo ngân hàng đều do chính quyền địa phương quyết định nên sức ép đối với các giám đốc ngân hàng là rất lớn.

* Không chỉ địa phương mà Chính phủ cũng luôn muốn có con số tăng trưởng đẹp. NHNN bị cuốn vào yêu cầu chi nhiều. Giá cả, lạm phát tăng là tất yếu?

- Ở trung ương, không có chủ trương can thiệp thường xuyên. Bí quá thì đôi khi chúng ta mới buộc phải làm. Nhưng nếu can thiệp quá mức, không phối hợp tốt các chính sách, có thể dẫn đến mất khả năng kiểm soát lạm phát.

Lạm phát có nhiều nguyên nhân. Nhiều người cho rằng giá tăng là do giá xăng dầu tăng. Nhưng Thái Lan dùng xăng nhiều hơn VN mà lạm phát của họ có cao đâu! Một nguyên nhân là do chúng ta đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát xuống thứ yếu, đưa mục tiêu tăng trưởng lên hàng đầu. Tôi cho rằng dùng lạm phát để kích thích tăng trưởng chỉ có tác dụng trong ngắn hạn, còn về dài hạn, đấy là nguy cơ khiến lạm phát tăng cao, tăng trưởng không bền vững.

* Theo ông, NHNN thời gian qua có thể kiểm soát lạm phát ở VN dưới 5% nếu chúng ta ưu tiên cho kiểm soát lạm phát?

- Tất nhiên, NHNN của chúng ta có đủ sức mạnh tài chính, đủ công cụ kiểm soát được lạm phát. Điều này NHNN rất tự tin. Nhưng vấn đề là chúng ta đang cần kích thích tăng trưởng. Dù rằng thành quả tăng trưởng không phải ai cũng nhận được ngay, nhưng lạm phát thì người nghèo lại phải gánh trước.

Cải tổ ra sao?

* Ở các nước phát triển, NHNN đều độc lập trước chính phủ, thậm chí còn tạo đối trọng với mục tiêu tăng trưởng của chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát, đảm bảo tăng trưởng bền vững, đảm bảo đời sống dân nghèo?

- Cục Dự trữ liên bang Mỹ là hình mẫu khá tiêu biểu. Khi tổng thống tạo được tăng trưởng cao nhưng có thể dẫn tới lạm phát, cục này sẽ tăng lãi suất để hạn chế kinh doanh, giúp tránh lạm phát đồng thời làm tăng trưởng chậm lại. Nghĩa là ở đây có sự phân chia trách nhiệm rất rõ. Tại nhiều nước, nguyên tắc độc lập được đề cao, ở ta thì ngược lại, NHNN khi ra chính sách gì lớn phải tham vấn tất cả các bộ trước khi trình lên Thủ tướng. Chỉ cần vài bộ không đồng tình là khó rồi. Không thể phủ nhận chúng ta đang xa rời các chuẩn mực quốc tế.

Theo Luật ngân hàng trung ương mới (đang soạn thảo), Quốc hội hoặc Chính phủ qui định mức lạm phát, NHNN từ đó sẽ toàn quyền sử dụng các công cụ như mua bán ngoại tệ, cung ứng tiền, tái cấp vốn, nghiệp vụ thị trường mở... để đảm bảo mục tiêu hàng đầu đó. NHNN chỉ hỗ trợ một số mục tiêu của Chính phủ trong trường hợp không ảnh hưởng đến những mục tiêu chủ yếu.

* Một trong những biện pháp Trung Quốc thực hiện để tránh sự can thiệp vào hoạt động của các ngân hàng là không thiết lập chi nhánh ngân hàng trung ương ở địa phương mà lập theo vùng. VN sẽ tính đến điều này?

- Theo luật cũ, mỗi tỉnh có một chi nhánh NHNN. Thậm chí một số tỉnh không có ngân hàng thương mại nào, chỉ có chi nhánh thôi nhưng vẫn có chi nhánh NHNN. Trong Luật ngân hàng trung ương đang soạn thảo, chúng tôi sẽ xem xét không lập chi nhánh NHNN ở tất cả các tỉnh mà lập những NHNN khu vực.

* Cải tổ như vậy có đảm bảo sẽ tinh giản được bộ máy hiện đã phình khá to của NHNN?

- Tại VN, có khi sáp nhập mấy bộ vào mà bộ máy vẫn chẳng thay đổi được bao nhiêu. Tuy nhiên, mục tiêu cải tổ NHNN có đặt ra việc phải tinh gọn bộ máy, phải có đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Ngân hàng trung ương phải là cơ quan nghiên cứu chính sách vĩ mô hàng đầu, đưa ra chỉ dẫn cho các nhà đầu tư - điều NHNN VN chưa làm được. NHNN VN còn đang là đại diện chủ sở hữu tại các ngân hàng thương mại. Cái này sắp tới chắc cũng phải thay đổi để tập trung vào làm chính sách. Như sau khi cổ phần hóa, đại diện chủ sở hữu các ngân hàng thương mại nên do tổng công ty quản lý và kinh doanh vốn nhà nước đảm nhiệm.

* Thưa ông, cùng với sự độc lập của NHNN, cần phải qui định trách nhiệm của người đứng đầu cụ thể hơn chứ không thể để tình trạng mua bán ngoại tệ làm thủng mất 2.000-3.000 tỉ đồng mà thống đốc không chịu trách nhiệm gì?

- Tôi nghĩ đấy không phải trách nhiệm của NHNN. Tại VN, NHNN đang là chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại nhà nước. Theo đó thì NHNN phải có giám sát trực tiếp. Nhưng cơ chế giám sát hiện hành, từ giám sát nội bộ đến giám sát của NHNN, nhất là ở mảng kinh doanh, thì còn yếu.

* Dự thảo luật của NHNN còn nhiều điểm dè dặt. Thị trường tài chính VN đang phát triển theo hướng hiện đại nhưng ta không dám bỏ cách làm cũ?

- Phải từ từ, thay đổi một thói quen rất khó. Như việc phải xin ý kiến các bộ không phù hợp nhưng đâu dễ bỏ. Trong luật ngân hàng mới, chúng tôi đưa ra nhiều phương án: phương án theo giới chuyên gia là tốt nhất, phương án thích hợp nhất và phương án thuận lợi nhất. Phương án nào sẽ được chọn thì quyền không phải ở những người soạn luật.

Một nguyên nhân khiến lạm phát tăng:

Vốn nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán thời gian qua quá lớn, khiến lượng đôla tăng. Muốn giữ tỉ giá tiền Việt ổn định, NHNN buộc phải tung tiền Việt ra mua đôla vào, nhưng như thế lại tạo sức ép cho lạm phát vì lượng tiền lưu thông lớn. Chúng ta đang phải giải quyết bằng cách phát hành trái phiếu, công trái để thu hút tiền về. Song nhiều công trái phát hành chưa sử dụng hết mà cứ phát hành tiếp sẽ dẫn đến khó khăn vì tiền lãi cứ phải trả mà vốn thì cứ nằm im.

Tuổi trẻ

Các tin tức khác

>   Sacombank Leasing ký hợp đồng hợp tác với Mai Linh và Greenfeed Việt Nam (07/07/2007)

>   Nỗi lo tín dụng tăng trưởng quá "nóng" (07/07/2007)

>   Một loạt ngân hàng tăng lãi suất (07/07/2007)

>   Ngân hàng chưa quen bị cướp (07/07/2007)

>   Đã đến lúc phải tính tới rủi ro chính sách! (07/07/2007)

>   Cắt giảm lãi suất huy động: Bài toán khó (07/07/2007)

>   Sẽ tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá và thanh toán bằng ngoại tệ (07/07/2007)

>   Phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền VN (06/07/2007)

>   Citigroup trắng án (06/07/2007)

>   Tổng thống Pháp lại lên tiếng chỉ trích tình trạng tăng giá của đồng euro (06/07/2007)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật